Khám phá

Phát hiện vụ nổ lớn chưa từng thấy trong vũ trụ

Một vụ nổ phá vỡ mọi kỷ lục của 1 hố đen cách chúng ta 390 triệu năm ánh sáng vừa được các nhà thiên văn học phát hiện.

Phi hành gia người Anh đầu tiên lên vũ trụ tuyên bố sốc vể người ngoài hành tinh / Điều gì sẽ xảy ra nếu tìm ra cánh cửa đến vũ trụ song song?

"Nói theo một cách nào đó, vụ nổ này tương tự như cách núi lửa St. Helens phun trào năm 1980. Điểm khác biệt lớn nhất là trong vụ nổ này, bạn có thể nhét 15 Dải Ngân hà vào 1 hàng bên trong "miệng núi lửa" của vụ phun trào này với đầy khí nóng bao quanh”, Simona Giacintucci, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân tại Washington DC cho biết.

phat hien vu no lon chua tung thay trong vu tru hinh 1
Một vụ nổ phá vỡ mọi kỷ lục của 1 hố đen cách chúng ta 390 triệu năm ánh sáng vừa được các nhà thiên văn học phát hiện. Ảnh: CNN

Vụ nổ này bắt nguồn từ trung tâm chòm thiên hà Xà Phu (Ophiuchus). Các chòm thiên hà là những cấu trúc lớn nhất từng được biết tới trong vũ trụ. Lực hấp dẫn khiến các cấu trúc chứa hàng nghìn thiên hà này liên kết lại với nhau. Các nhà thiên văn học tin rằng 1 hố đen siêu nặng ở giữa 1 thiên hà lớn phía trung tâm của chòm thiên hà này là nguyên nhân gây vụ nổ trên.

Vụ nổ đã phá vỡ mọi kỷ lục trước đó. Nguồn năng lượng tạo ra vụ nổ lớn gấp 5 lần MS 0735+74, từng được biết đến là vụ nổ lớn nhất và dữ dội nhất.

Các nhà thiên văn học đã thực hiện quan sát này bằng cách sử dụng các kính thiên văn trên mặt đất và trong không gian, trong đó có Đài quan sát tia X Chandra của NASA, đài quan sát không gian tia X XMM- Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, kính thiên văn Murchison Widefield Array của Australia và kính viễn vọng vô tuyến Giant Metrewave ở Ấn Độ.

Năm 2016, nhà thiên văn học Norbert Werner và các đồng nghiệp của ông đã chú ý thấy dường như có một lỗ hổng chứa khí nóng được các đầu phun (jet) của hố đen tạo nên. Nhưng hố này quá lớn và nó cần cực kỳ nhiều năng lượng khiến các nhà khoa học không nghĩ là điều này có thể xảy ra.

Nghiên cứu mới được xuất bản trên Tạp chí Vật lý thiên văn ngày 27/2 tiết lộ về vụ nổ trên và xác nhận lỗ hổng đó ban đầu được phát hiện năm 2016.

 

"Tôi thực sự hạnh phúc khi nhìn thấy những kết quả này. Trong bài báo của chúng tôi, chúng tôi đã cân nhắc đến khả năng đặc điểm này là kết quả từ một vụ nổ phá vỡ mọi kỷ lục của hố đen, nhưng lúc đó, chúng tôi không nghĩ là điều này có thể xảy ra".

"Những khẳng định khác thường sẽ cần những bằng chứng khác thường và việc quan sát được ghi nhận trong bài báo này đã cung cấp thêm những bằng chứng mà chúng tôi vẫn còn thiếu để chứng minh cho nhận định trên", nhà thiên văn học Werner nhận định.

Dữ liệu tia X kết hợp với dữ liệu bước sóng vô tuyến của các kính thiên văn trên mặt đất đã giúp các nhà thiên văn học xác nhận sự tồn tại của lỗ hổng vì nó nằm tiếp giáp với khu vực chứa phát xạ vô tuyến. Những phát xạ này được tạo ra bởi electron di chuyển với tốc độ ánh sáng bên trong các tia năng lượng phóng ra từ hố đen.

“Dữ liệu sóng vô tuyến vừa khớp với dữ liệu tia X. Điều này nói cho chúng ta về 1 vụ phun trào với quy mô chưa từng có tiền lệ xảy ra ở đây", Maxim Markevitch - một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm hàng không vũ trụ Goddard của NASA tại Greenbelt, Maryland cho biết.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm