Những vụ trao đổi điệp viên nổi tiếng nhất trong lịch sử
Điệp viên “James Bond” siêu hạng của Liên Xô từng khiến châu Âu rúng động như thế nào? / Điệp viên hai mang Gordievsky khai gì khi uống 'thuốc nói sự thật'?
Con trai của Tưởng Giới Thạch được trao đổi với người đứng sau Richard Zorge
Thông lệ trao đổi “điệp viên” đã có từ những năm 1930. Liên Xô đã tích cực giải cứu các sĩ quan tình báo của mình từng làm việc ở Trung Quốc. Trường hợp nổi tiếng nhất gắn liền với việc trao đổi Yakov Bronin lấy Tưởng Kinh Quốc. Từ năm 1933 đến năm 1935, Bronin là tình báo của Liên Xô nằm vùng tại Trung Quốc. Trong nhiệmvụ này, ông là người đứng sau sĩ quan tình báo Liên Xô nổi tiếng Richard Sorge. Tưởng Kinh Quốc bị bắt ở Sverdlovsk sau vụ Yakov Bronin bị quan phản gián Trung Quốc bắt ở Thượng Hải.
Bị kết án 15 năm tù, từ năm 1935-1937, Yakov Bronin bị giam trong một nhà tù ở thành phố Vũ Hán. Năm 1937, Bronin được đổi lấy Tưởng Kinh Quốc. Điều đáng nói là Tưởng Kinh Quốc là con trai của Nguyên soái Tưởng Giới Thạch. Tưởng Kinh Quốc chuyển đến Liên Xô vào năm 1925, khi mới 15 tuổi để học tập và đã gia nhập Komsomol. Ở Liên Xô, Tưởng Kinh Quốc lấy tên là Nikolai Vladimirovich Elizarov.
Năm 1932, Tưởng Kinh Quốc chuyển đến Sverdlovsk, làm việc tại Uralmash, và cũng là biên tập viên của tờ báo For Heavy Engineering. Tại Sverdlovsk, Tưởng Kinh Quốc kết hôn với Faina Vakhreva và trở thành cha của hai đứa trẻ. Con trai của Tưởng Giới Thạch bị bắt ở Sverdlovsk, và vào tháng 3/1937, được đổi lấy sĩ quan tình báo Liên Xô Yakov Bronin. Có tin rằng, lãnh đạo Liên Xô chỉ quyết định trao đổi sau một nỗ lực nhằm giải phóng điệp viên Liên Xô bằng các chiến dịch đặc biệt không thành công.
Trở về Liên Xô, Yakov Bronin may mắn đã không trở thành nạn nhân của cuộc Đại khủng bố, nhấn chìm cấp trên trực tiếp của ông là Yan Berzin, và hàng trăm sĩ quan tình báo cao cấp của Liên Xô. Tuy vậy, vào năm 1949, ông vẫn bị đàn áp, nhưng được minh oan vào năm 1955và mất năm 1984.
Cuộc trao đổi nổi tiếng nhất trong lịch sử
Cuộc trao đổi điệp viên có lẽ nổi tiếng nhất trong lịch sử diễn ra vào ngày 10/2/1962, và cây cầu - nơi cuộc trao đổi diễn ra mãi mãi đi vào lịch sử như “cầu điệp viên”. Vào một ngày mùa đông nămđó, trên cầu Glienicke ở Đức, chính xác là nơi giao nhau giữa biên giới Tây Berlin và CHDC Đức, phi công gián điệp Mỹ Powers đã được trao đổi với sĩ quan tình báo Liên Xô bất hợp pháp Rudolf Abel hay còn gọi là William Fischer. Abel hoạt động tình báo bất hợp pháp từ năm 1948, tháng 6/1957, bị bắt, sau đó, bị tòa tuyên án 35 năm tù.
Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm lớn trong những năm đó và được đưa tin rộng rãi trên báo chí. Ở Liên Xô, dựa trên những tình tiết này, bộ phim “Mùa chết” đã được quay vào năm 1968 và chính Rudolf Abel đã tham gia vào sự kiện. Cách đây không lâu, vào năm 2015, một bộ phim khác dựa trên cốt truyện này đã được phát hành. Lần này, bộ phim được gọi là “Cầu điệp viên”, được quay tại Mỹ, do Steven Spielberg làm đạo diễn.
Như đã biết, các trường hợp trao đổi điệp viên và tù nhân giữa các quốc gia đã có từ trước, nhưng phải đến năm 1962, câu chuyện mới được công bố rộng rãi, các sự kiện được đưa tin trên các phương tiện truyền thông. Hơn nữa, bản thân cuộc trao đổi đã được thống nhất ở cấp cao nhất với sự tham gia trực tiếp của các giới chính trị cao nhất của Liên Xô và Mỹ. Các cơ hữu quan đặc biệt của Mỹ sẽ chỉ có thể bắt đầu đàm phán về việc trao đổi nếu có lệnh của Tổng thống.
Viên phi công Francis Gary Powers, bị bắn rơi trong một chuyến bay trinh sát trên U-2 vào ngày 1/5/1960 trên bầu trời vùng Sverdlovsk trở thành một nhân vật mà Washington sẵn sàng đổi với Abel. Cũng nằm trong thỏa thuận trao đổi này còn có sinh viên kinh tế Mỹ Frederick Pryor, người bị bắt vào tháng 8/1961 vì tội gián điệp ở Đông Berlin. Sau khi trở về Liên Xô, Rudolf Abel trải qua một quá trình điều trị, nghỉ ngơi và quay trở lại công việc đào tạo sĩ quan tình báo bất hợp pháp. Ngoài thời gian làm việc trong bộ máy tình báo trung ương, lúc rảnh rỗi William Fisher còn vẽ tranh phong cảnh. Nhà tình báo nổi tiếng đã qua đời ngày 15/11/1971 vì bệnh ung thư phổi.
Trở lại Mỹ, Gary Powers nhận được một sự chào đón khá lạnh lùng, bị buộc tội không phá hủy thiết bị bí mật trên máy bay và không tự sát, mặc dù được CIA cấp cho một cây kim tẩm độc đặc biệt. Cuối cùng, Ủy ban Quân bị Thượng viện đã bỏ mọi cáo buộc chống lại anh ta. Powers tiếp tục phục vụ trong ngành hàng không cho đến năm 1970, nhưng không còn xử lý tình báo, đặc biệt, mà là một phi công thử nghiệm tại Lockheed. Powers đời ở tuổi 47 vào ngày 1/8/1977 tại Los Angeles trong một vụ tai nạn máy bay, khi là phi công hàng không dân dụng, đang lái trực thăng của hãng phát thanh và truyền hình KNBC.
Cuộc trao đổi lớn nhất trong lịch sử
Cầu Glienicke đã hơn một lần được sử dụng để trao đổi giữa hai siêu cường trong Chiến tranh Lạnh. Ví dụ, hai năm sau vụ trao đổi nổi tiếng nhất, Greville Wynn của Anh được đổi lấy điệp viên Liên Xô Konon Molodoy. Chính anh, chứ không phải Abel, trở thành nguyên mẫu của nhân vật chính trong bộ phim Nga “Mùa chết”. Trên cùng một cây cầu, vào năm 1985, cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất trong lịch sử đã diễn ra.
Vào ngày 11/6/1985, 23 nhân viên CIA, lúc đó đang ở trong các nhà tù của CHDC Đức và Ba Lan, đã đi qua cây cầu này về phía Tây. Liên Xô tiếp nhận 4 điệp viên của Khối Đông, trong đó có điệp viên nổi tiếng người Ba Lan Marian Zakharski. Các cuộc đàm phán vụ trao đổi lớn này cuối cùng đã kết thúc tốt đẹp đã diễn ra trong 8 năm. Cùng lúc đó, người ta thảo luận về việc thả một người không nằm trong số những người được tự do ngày hôm đó - nhà hoạt động nhân quyền Liên Xô Anatoly Sharansky.
Cuối cùng, Natan Sharansky đã được trao đổi vào ngày 11/2/1986 sau nhiều cuộc biểu tình khắp thế giới, cũng như đơn thỉnh cầu cá nhân của các chính trị gia uy tín nhất ở Mỹ và châu Âu. Lý do cho sự thất bại của cuộc trao đổi vào năm 1985 là Moscow yêu cầu chính phủ Mỹ thừa nhận rằng nhà bất đồng chính kiến người Nga, người bị kết án 13 năm tù vào tháng 7/1978, là gián điệp của CIA. Đồng thời, Tổng thống Mỹ Carter từ chối đổi một nhà bảo vệ nhân quyền với một điệp viên.
Cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất trong lịch sử diễn ra vào trưa ngày 11/6/1985. Người Mỹ đã đưa bốn cựu sĩ quan tình báo đến cây cầu trên một chiếc xe tải Chevrolet, gồm sĩ quan tình báo Ba Lan Marian Zakharski (bị kết án tù chung thân vì các hoạt động lập kế hoạch cho lực lượng vũ trang Mỹ năm 1981); Peña Kostadinov - cựu Tùy viên Thương mại tại Đại sứ quán Bulgaria ở Washington, DC (bị FBI bắt năm 1983 khi đang nhận các tài liệu mật); nhà vật lý CHDC Đức Alfred Zee (người đã truyền thông tin bí mật về Hải quân Mỹ cho Đông Berlin, bị bắt năm 1983 tại một hội nghị ở Boston); Alisa Michelson (một công dân của CHDC Đức, đồng thời là nhân viên của KGB, bị giam giữ vào năm 1984 tại sân bay Kennedy ở New York).
Từ phía Liên Xô, một chiếc xe buýt đến cầu với 25 vị khách, hai người trong số họ quyết định ở lại CHDC Đức, và 23 người qua cầu để sang phía Tây. Trong số các tù nhân được chuyển giao, ngoài công dân CHDC Đức, còn có sáu người Ba Lan và một người Áo. Nhiều người trong số họ vào thời điểm đó đã nhận án nhiều năm hoặc chung thân vì tội gián điệp.
Anna Chapman - thay cho lời kết
Lịch sử không dừng lại và quá trình trao đổi điệp viên vẫn diễn ra, dù Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tương đối gần đây, một cuộc trao đổi hàng loạt những người mà Mỹ và Nga cáo buộc hoạt động tình báo khác, đã diễn ra tại sân bay Vienna (Áo), và toàn bộ câu chuyện được gọi là “Bê bối gián điệp” (“Spy scandal”). Tháng 6/2010, 10 nhân viên tình báo bất hợp pháp của Nga đã bị bắt giữ tại Mỹ cùng một lúc là Anna Chapman, Richard và Cynthia Murphy, Juan Lazaro và Vikki Pelaez, Michael Zotolli và Patricia Mills, Mikhail Semenko, Donald Hatfield và Tracy Foley.
Nổi tiếng nhất trong số họ là Anna Chapman - người sau khi được trao trả, đã trở thành một nhân vật truyền thông ở Nga. Các phương tiện truyền thông gần như ngay lập tức dán nhãn cô gái là biểu tượng tình dục. Đồng thời, sau khi trở về Nga, Chapman bắt đầu sự nghiệp truyền hình, hợp tác với kênh Ren TV - nơi cô vẫn xuất hiện trong chương trình Bí mật của Chapman.
Đổi lại những điệp viên bị giam giữ ở Mỹ do Đại tá Cục Tình báo đối ngoại Alexander Poteev đào tẩu Mỹ tiết lộ, Nga dẫn độ 4 tù nhân đang thụ án ở Nga. Họ bị buộc tội hoạt động gián điệp cho Mỹ và Anh - cựu sĩ quan SVR và GRU Alexander Zaporozhsky và Sergei Skripal, cựu Phó Giám đốc an ninh của công ty truyền hình NTV Plus Gennady Vasilenko và cựu Giám đốc Viện Mỹ và Canada của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Igor Sutyagin. Như đã biết, câu chuyện về một trong số họ - Sergei Skripal, trên thực tế, vẫn chưa kết thúc cho đến hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ