Những vùng đất 'bí ẩn' khoa học chưa có lời giải suốt nhiều thế kỷ
Cho đến ngày nay, bí ẩn trong các nền văn minh cổ xưa vẫn là đề tài khiến nhiều nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu mê mẩn tìm kiếm lời giải.
Dưới đây là một số câu chuyện về những bí ẩn khó hiểu nhất trong lịch sử thế giới theo tờ Brightside:
1.Điều gì che dấu bên dưới tai nhân sư?
Một khối đá chặn miệng hố ngay dưới tai của tượng nhân sư ở Ai Cập là bí ẩn chưa có lời giải. Nó bảo vệ cái gì? Điều gì ẩn đằng sau nó?
Các nhà khảo cổ vẫn đang cố gắng tìm ra đáp án. Tuy nhiên, một nhà khảo cổ người Nga tuyên bố rằng, nó che giấu thứ gì đó mang tính cách mạng.
Theo nhà khoa học Nga này, có một bản vẽ từ thế kỷ 19 cho thấy mọi người bước ra từ đỉnh đầu tượng đài - đó là lối vào thứ hai bên trong tượng nhân sư.
Nhưng cho đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa có cách nào vào bên trong tượng nhân sư.
2. Một đĩa CD-ROM cổ xưa, không ai có thể giải mã
Đó là đĩa CD Pha Phaosos thuộc nền văn minh Minoan ở Hy Lạp khoảng 3.700 năm trước. Cái đĩa có đường kính 16 cm và được làm từ đất sét chứa thông tin được lưu trữ dưới dạng các hình khắc.
Mặc dù các nhà khao học đã nghiên cứu trong nhiều thế kỷ nhưng vẫn đọc được ý nghĩa trên đĩa.
Một nhóm chuyên gia gần đây đã tuyên bố rằng những từ, hình vẽ trên đĩa liên quan đến nữ thần và tình mầu tử, đó có thể là lời cầu nguyện tới nữ thần Minoan. Nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn cần làm rõ thêm.
3. Những ngôi mộ "ăn thịt" ở Thổ Nhĩ Kỳ
Những phần quách ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên thành phố cổ Assos có một khả năng khác thường: Chúng có thể tiêu thụ và làm tan rã xác chết rất nhanh.
Những ngôi mộ, được gọi là Çanakkaleare, có tuổi đời khoảng 2.700 năm. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa có lời giải rõ ràng về hiện tượng này.
4. Bản thảo viết bằng mã không thể lý giải
Bản thảo Voynich là một cuốn sách từ thế kỷ 16. Các nhà khoa học tin rằng, nó xuất phát ở Ý trong thời Phục hưng. Tuy nhiên, không ai có thể hiểu những gì được viết trên các trang.
Ngay cả những người viết mã trong Thế chiến I và Thế chiến II cũng không thể giải thích được.Bản thảo đặt theo tên của Wilfrid Voynich, một nhà kinh doanh sách đã tìm thấy và mua nó vào năm 1912.
5. Tảng đá Puma Punku
Puma Punku có nghĩa là cánh cửa của Puma, ở Aymara. Chúng được xây dựng từ nền văn hóa Tiwanaku , một nền văn minh có từ thời Inca.
Đó là những viên đá lớn ghép lại với nhau tại thời điểm người ta không có công nghệ cắt những tảng đá lớn như vậy.
Hơn nữa, họ cũng không sử dụng bất kỳ phương tiện nào di chuyển những tảng đá khổng lồ.
6. Bản đồ kho báu cổ xưa
Người ta cho rằng bức thư cổ đại bên trong hang động từ Biển Chết sẽ dẫn đến kho báu của người Do Thái cổ đại. Một số chuyên gia chắc chắn rằng, nó dẫn đến kho báu Đền thờ thứ hai của người Do Thái, đã sụp đổ vào năm 70 sau Công nguyên.
Người ta có thể giải mã được nhiều phần của tấm bản đồ và nó mô tả rất chính xác trong các chỉ dẫn ví dụ như rẽ trái ở đài phun nước... Tuy nhiên, những chi tiết trong chỉ dẫn đã biến mất hoặc bị đất cát che phủ nên không thể tìm thấy kho báu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải