Nobel Hóa học 2018 gọi tên hai dự án nghiên cứu về tiến hóa
Xác định được "vật thể lạ" xuất hiện quanh Mặt trời và biến mất / Giả thuyết cực sốc về “siêu năng lực” của người bò sát
Nobel Hóa học 2018 gọi tên hai dự án nghiên cứu về tiến hóa
Ba chủ nhân giải Nobel Hóa học 2018 (Ảnh: Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển)
Chiều nay, ngày 3/10 (giờ Việt Nam) Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm đã công bố tên chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2018. Theo đó, giải Nobel hóa học trao cho 2 công trình, một của nhà khoa học Frances H. Arnold (Mỹ) với nghiên cứu về "kiểm soát tiến hóa của enzyme", và một của 2 nhà khoa học George Smith (Mỹ) và Gregory Winter (Anh) với nghiên cứu về phương pháp "phage dislay" - công nghệ sử dụng thay đổi và chọn lọc di truyền nhằm tạo ra một loại protein và kháng thể trị bệnh.
Công trình của bà Arnold có thể giúp tạo ra các protein xúc tác phản ứng hóa học có công dụng trong việc chế tạo nguyên liệu sản xuất ra mọi thứ từ nhiên liệu sinh học cho đến dược phẩm. Trong khi đó, công trình của ông Smith đã sử dụng "phage display" để tạo ra protein mới. Nghiên cứu của ông Winter đã mở đường cho việc sử dụng phương pháp "phage display" để sản xuất kháng thể có thể trung hòa độc tố, chống lại các bệnh tự miễn dịch và chữa bệnh ung thư di căn.
Bà Frances Arnold, 62 tuổi, hiện là Giáo sư Kỹ thuật Hóa học, Sinh học và Hóa sinh tại Viện Công nghệ California, Mỹ. Bà đã trở thành người phụ nữ thứ 5 trong lịch sử đạt giải Nobel Hóa học. Ông George Smith hiện là giáo sư Đại học Missouri ở Columbia, Mỹ, trong khi ông Gregory P. Winter hiện đang làm việc tại Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử MRC ở Cambridge, Anh.
Năm ngoái, 3 nhà khoa học Jacques Dubochet, Joachim Frank và Richard Henderson đã được trao giải Nobel Hóa học nhờ những đóng góp của họ trong việc phát triển kính hiển vi electron nhiệt độ thấp cho các cấu trúc phân giải cao của phân tử sinh học trong dung dịch. Phát kiến này đã “đưa lĩnh vực sinh hóa vào kỷ nguyên mới”, theo thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.
Các giải Nobel do Alfred Nobel, một doanh nhân và là nhà phát minh người Thụy Điển, trong đó nổi bật nhất là phát minh về thuốc nổ, sáng lập. Giải Nobel đầu tiên được trao tặng lần đầu tiên vào năm 1901, năm năm sau khi ông Nobel qua đời.
Ban đầu giải thưởng chỉ có 5 hạng mục bao gồm các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đã đưa thêm vào một giải về lĩnh vực kinh tế.
Theo nguyện vọng của Alfred Nobel, giải Nobel Hòa Bình được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra. Trong khi đó, các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển quyết định.
Hiện tại, mỗi giải thưởng Nobel bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận và số tiền thưởng trị giá 9 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1 triệu USD), theo New York Times.
Theo lịch trình dự kiến, kết quả giải Nobel Hòa Bình và Kinh tế lần lượt sẽ được công bố vào ngày 5/10 và 8/10.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?