Nơi đàn ông có thể lấy 14 vợ và những chuyện lạ ngỡ ngàng của châu Phi
Cá sấu đớp linh dương châu Phi nhanh như điện / Cận cảnh lợn nanh sừng thách thức sư tử châu Phi
“Châu Phi xa xôi luôn mang tới những điều mới lạ!”-đó là phát ngôn của Pliny The Elder, nhà văn, triết gia nổi tiếng thời La Mã khi nói về một châu lục với những miền đất hoang dã, dữ dội, với nền văn hóa đa dạng bản sắc và độc đáo không thể trộn lẫn. Câu nói ấy tới nay vẫn vẹn nguyên giá trị.
Với ai trong số chúng ta,dù là kẻ lữ hành với dòng máu mạo hiểm luôn chảy trong huyết quản hay là dân văn phòng chán ngán guồng máy lặp đi lặp lại mỗi ngày, châu Phi luôn là một niềm mơ ước, một bí ẩn, là chân trời mới mà ai cũng mong muốn một lần được khám phá.
Châu Phi khắc nghiệt mà vẫn diễm lệ. |
Châu Phi xa xôi mà vẫn thật gần gũi. Thuở thơ ấu, rất nhiều người trong số chúng ta từng mơ tưởng được đến châu lục này khi xem chương trình "Thế giới động vật" hay bộ phim hoạt hình kinh điển Vua sư tử. Châu Phi trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật hiện ra đa sắc và chắc chắn không chán ngắt. Dù vậy, hầu hết đều mường tượng về một nơi có thiên nhiên khắc nghiệt, cái nắng gay gắt, những thổ dân sống xa văn minh nhân loại.
Nhưng khi đọcChuyện lạ Phi châu, bạn sẽ thấy, đó chỉ là một phần rất nhỏ của “cái nôi thế giới”. Lục địa đen vượt ra ngoài những suy nghĩ quen thuộc, khiến ta ngỡ ngàng qua ngòi bút của Hảo Phạm Fiori -một người vợ Việt Nam lấy chồng Italy, bà mẹ ba con chấp nhận sống cuộc đời “du mục” khi theo chồng rong ruổi khắp châu Phi trong chương trình của tổ chức Bác sĩ không biên giới.
Khắc nghiệt mà vẫn diễm lệ, xanh tươiChuyện lạ Phi châulà cuốn sách du ký lưu lại hành trình của họ trên khắp lục địa đen trong suốt 10 năm, rong ruổi từ Kenya, Tanzania, Sudan tới Ethiopia.
Là một nghệ sĩ, Hảo Phạm Fiori tự nhận mình ham chơi, thậm chí đôi khi vượt quá giới hạn. Nhưng cũng chính nhờ sự ham khám phá, hiểu biết này, độc giả Việt mới được cầm trên tay một cuốn sách mang tới nhiều trải nghiệm mới lạ, nhiều ngóc ngách độc đáo chưa từng thấy đến vậy của châu Phi, để ngỡ ngàng nhận ra rằng, châu lục này khắc nghiệt, khô cằn nhưng cũng rất diễm lệ, xanh tươi.
SáchChuyện lạ Phi châu
|
Đó là bức tranh tuyệt mỹ, sinh động của Kenya, nơi gia đình tác giả sinh sống 5 năm và coi như quê hương thứ hai. Đất nước ấy không chỉ toàn cát mà được miêu tả là “mượt mà” và được thiên nhiên ưu ái: “Không nóng cũng chẳng lạnh quá, bầu trời luôn xanh ngắt còn nắng lúc nào cũng vàng rực, cỏ cây hoa lá tưng bừng quanh năm mà chẳng cần tưới tắm” với đủ loại chim sóc sắc màu sinh động.
Theo hành trình của gia đình “du mục”ấy, người đọc hình dung rõ nét về hồ nước mặn Magadi cách thủ đô Nairobi 3 giờ lái xe, một nơi tuyệt đẹp “với khung cảnh tựa như những hoang mạc trên Sao Hỏa”.
Qua những trang sách, châu Phi thậm chí còn hiện lên với những góc trù phú, sang trọng khi sở hữu các công trình hoành tráng, thể hiện sự xa hoa như chuỗi nhà nghỉ sang trọng Best Western (Tanzania), trung tâm mua sắm WestGate sầm uất…, nơi lui tới và nghỉ chân của hàng ngàn khách du lịch nước ngoài.
Nhưng tất nhiên, không dữ dội đâu phải châu Phi! Bên cạnh những góc tươi đẹp như thế, vẫn tồn tại song song một châu Phi khắc nghiệt, thậm chí đầy rẫy hiểm nguy. Những khu chợ “si đa” bị liệt vào vùng đất cấm, nơi lũ chuột tự do nhảy dưới chân người, mà thậm chí tác giả không biết chắc đó là thú hoang hay vật nuôi của chủ nhà.
Những trang sách cũng đưa ta tới Loki, một vùng đất xa xôi của Kenya, đẹp sơ khai và vẹn nguyên nhưng bị bỏ lại phía sau, trơ trụi, hoang tàn, một hoang mạc nóng “như thiêu như đốt”, với “màu cam của đất và những rặng keo khô héo màu nâu” hay là Khartoum, thủ đô của Sudan, banđêm vẫn nóng như ngày, độ ẩm gấp 9 lần Hà Nội khiến mắt mờ, da khô nứt nẻ.
Có thể nói, châu Phi là những mảng màu đối lập, đối chọi nhau gay gắt như chính cách người dân nơi đây chọn và phối màu. Chỉ ở châu Phi, ta mới thấy những mảng miếng ấy ăn nhập với nhau hài hòa thực sự, tưởng chừng nhức mắt nhưng lại ấn tượng không thể không ngoái nhìn. Và điều đó không chỉ thể hiện ở thiên nhiên, trong cách xây dựng các công trình mà cả trong quan điểm, lối sống của con người nơi đây.
Hồn hậu, lạc hậu và phóng khoáng, lạ thườngVới ngòi bút hóm hỉnh, duyên dáng và góc nhìn nhân văn, rộng mở đón nhận một nền văn hóa mới, con người và lối sống châu Phi hiện lên trong tác phẩm của Hảo Phạm Fiori với đầy đủ màu sắc và nét quyến rũ rất riêng.
Người dân Kenya, Tanzania, Sudan, Ethiopia… hồn hậu, tự nhiên như chính thiên nhiên nơi đây với cách tiếp nhận sự việc theo hướng hoàn toàn khác biệt. Lần giở những trang sáchChuyện lạ Phi châu, bạn sẽ bất ngờ, ngỡ ngàng khi “lạc vào” một đám tang của người dân nơi đây. Khi “phần điếu văn và rao giảng kết thúc, một tiếng hú vang lên báo hiệu bắt đầu…lễ hội. Những cô gái mặc váy nhiều màu làm bằng vải truyền thống tiến vào nhảy múa trong những tiếng hát, tiếng trống rộn rã…”.Người châu Phi tin rằng, người quá cố sẽ được lên thiên đàng và sống tốt đẹp hơn so với cuộc đời cực khổ hiện tại!
Người châu Phi sống hoang dã, tự nhiên nhưng đầy nhiệt thành. |
Ở một khía cạnh nào đó, người dân châu Phi vẫn rất lạc hậu.Họ thậm chí có lối suy nghĩ phóng khoáng tớilạ thường. Thổ dân Maasai có thể lấy tới… 14 vợ còn đàn bà thì vô tư với bất cứ người đàn ông nào khác mà cô ấy muốn. Kỳ lạ hơn nữa, khi đàn ông Maasai đi trên đường và thấy một đứa trẻ, anh ta sẽ nghĩđứa trẻ này có thể là… con mình, vì vậy họ coi nhau như anh em ruột thịt. Một cách giải thích có vẻ rất ngây thơ, thậm chí phóng túng nhưng người châu Phi vẫn sống ổn với nó.
Họ sắp xếpcuộc sống hỗn độn, nghèo khó theo một cách hoàn toàn khác biệt như thế.Dù cách làm của họ đôi khi có vẻ rất tạm bợ, hoang dã, tự nhiên, thật khó lòng trách móc bởi những người châu Phi ấy luôn giữ được một sự hồn nhiên và nhiệt tình.
Tôi tin rằng, chúng ta cũng sẽ tìm thấy tình yêu đặc biệt như thế khi hiểu về Phi châu qua những câu chuyện nhỏ hóm hỉnh với cách kể duyên dáng của Hảo Nguyễn Fiori. Bởi giống như Karen Blixen đã viết trong tác phẩmXa mãi châu Phi(Out of Africa): “Khi bắt được nhịp điệu của Phi châu, bạn sẽ nhận ra rằng mọi thứ đều hòa hợp trong thứ âm nhạc của riêng nó".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất