Khám phá

Nơi được xem như lá chắn phía đông của Việt Nam, từng là kinh đô tồn tại song song với Thăng Long

Có thể nhiều người chưa biết, dưới thời nhà Mạc, nước ta có 2 kinh đô, một là thành Thăng Long, hai là thành Dương Kinh. Ngày nay, Dương Kinh là một trong những tỉnh thành quan trọng, được xem là phên dậu phía đông của Việt Nam.

10 bí ẩn đằng sau những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng thế giới khiến bạn phải ngạc nhiên / Bí ẩn vật thể mang sự sống đến Trái đất hàng tỷ năm trước, con người đến từ hành tinh khác?

Năm 1527, sau khi dẹp các bè phái trong cung, ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi, Mạc Đăng Dung lên ngôi, lập ra nhà Mạc. Vị Thái tổ nhà Mạc vốn sinh ra ở vùng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Năm 1529, Mạc Thái Tổ nhường ngôi cho con trai là Mạc Đăng Doanh để về quê làm Thái thượng hoàng. Lúc này, ông cho xây dựng kinh đô thứ hai, tồn tại song song với kinh thành Thăng Long, gọi là Dương Kinh.

hai-phong-1
Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Ảnh: Thành đoàn Hải Phòng

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Đại Việt Thông Sử chép lại, thành Dương Kinh gồm quần thể cung điện, lầu các có quy mô rộng. Nơi đây còn có đồn binh, kho lương và một trường Quốc học, tồn tại song song với Quốc Tử Giám ở Thăng Long.

hai-phong-2
Ngã ba sông Kinh Thầy - nơi phát hiện bãi cọc Đầm Thượng liên quan trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288. Ảnh: Giang Chinh

Dưới triều đại nhà Mạc, Dương Kinh đóng vai trò như một trung tâm kinh tế, giao thương nằm sát biển. Tại đây có những thương cảng như phố Lỗ Minh Thị, An Quý, Do Nha… Về sau, các chuyên gia sử học nhận định Dương Kinh chính là đô thị ven biển đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

hai-phong-3
Bưu điện Hải Phòng, một địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách tìm đến khi ghé thăm tỉnh thành này. Ảnh: Internet

Ngày nay, Dương Kinh chính là Hải Phòng, một trong những thành phố trực thuộc Trung ương quan trọng của Việt Nam. Tỉnh thành này nằm ở ven biển, phía đông duyên hải Bắc bộ. Vùng đất này được xem như tấm lá chắn phía đông của Tổ quốc, có vị trí chiến lược cả trong việc giữ nước và phát triển kinh tế.

hai-phong-4
Cầu vượt Nguyễn Văn Linh, điểm nhấn kiến trúc nội thành Hải Phòng. Ảnh: TRỌNG LUÂN.
hai-phong-5
Cảng Hải Phòng được đánh giá là địa điểm giao thương quốc tế “hấp dẫn” nhất trên toàn quốc. Ảnh: Internet

Vào thế kỷ 19, Nguyễn Trãi viết về nơi đây trong Dư Địa Chí như sau: “Ấy là trấn thứ nhất trong bốn trấn và là đứng đầu phên dậu phía đông”. Ngược dòng lịch sử, quả thật Hải Phòng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đáng chú ý nhất phải kể đến những trận đánh trên sông Bạch Đằng vào năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo), năm 981 (Lê Hoàn lãnh đạo), năm 1288 (Trần Hưng Đạo lãnh đạo).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm