Nỗi khổ của Hoàng đế trong chuyện thị tẩm: Không được tự do chọn lựa, mệt mỏi nhất là Hoàng đế nhà Đường
Thời phong kiến cổ đại, ngày nghỉ của các quan lại được tính như thế nào, một năm có bao nhiêu ngày nghỉ lễ Tết? / Chỉ là hậu bối, Tôn Quyền có "vốn liếng" nào để cùng Tào Tháo, Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ?
Trong mắt hậu thế, Hoàng đế trong xã hội phong kiến luôn là người hạnh phúc nhất, không những nắm giữ quyền lực to lớn, được hưởng điều kiện sống sung túc mà còn sở hữu hậu cung ba nghìn giai lệ.
Tuy nhiên, điều mà ít người biết là không phải Hoàng đế có thể tự do quyết định tối nay sẽ ngủ với phi tần nào, thậm chí có người còn không thể quyết định thời gian lên giường cùng phi tần vào ban đêm.
Vậy các phi tần thời xưa đã được sắp xếp giờ thị tẩm như thế nào? Mỗi triều đại có sự khác biệt riêng, trong đó Hoàng đế nhà Đường quả thực có chút khốn khổ!
Ảnh minh hoạ.
Chế độ thị tẩm nổi tiếng nhất chính là Hoàng đế lật thẻ chọn người ngủ với mình, nhưng ít ai biết rằng chế độ này chỉ bắt đầu được sử dụng từ thời nhà Thanh.
Song so với chế độ thị tẩm của các triều đại khác, các Hoàng đế nhà Thanh là thoải mái nhất, trong lịch sử Trung Quốc còn có chế độ khiến Hoàng đế khốn khổ mà không dám nói.
Trong thời kỳ xã hội phong kiến, hậu cung dù ở triều đại nào cũng không thể tách rời khỏi vở kịch tranh giành quyền lực, để nâng cao địa vị và được Hoàng đế sủng ái, cơ hội tốt nhất cho các phi tần là là tranh thủ cơ hội được ngủ với Hoàng đế để mang thai, mẹ quý nhờ con.
Thị tẩm theo chu kỳ trăng
Vào thời nhà Chu, các vị quân vương đã có một bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh về chế độ thị tẩm, được xác định theo chu kỳ trăng.
Như chúng ta đã biết, mặt trăng dần tròn hơn từ ngày mùng một đến ngày rằm hàng tháng và khuyết dần từ ngày 15 đến ngày 30 hàng tháng.
Quy luật thị tẩm thời nhà Chu được xác định dựa trên sự tròn khuyết của trăng, địa vị của các phi tần trong hậu cung càng cao thì thời điểm thị tẩm là lúc trăng tròn.
Trăng lưỡi liềm vào ngày mùng một âm lịch là thời điểm thị tẩm của phi tần có địa vị thấp nhất trong hậu cung, cứ thế lần lượt tăng lên cho đến ngày trăng tròn nhất, chính là ngày được nhận ân sủng của Hoàng hậu.
Sau ngày 15, trình tự thị tẩm sẽ tiếp tục theo chu kỳ trăng khuyết. Điều này có nghĩa là Hoàng đế không thể quyết định mỗi ngày mình muốn ngủ với ai, tất cả đều phụ thuộc vào ý trời, cho dù ngài có muốn chiều chuộng một người cũng không thể.
Bị bắt thị tẩm một phi tần suốt nhiều năm
Chế độ thị tẩm của nhà Hán khiến Hoàng đế không nói nên lời, đặc biệt là vào thời Hán Chiêu đế.
Hán Chiêu đế không kiểm soát được cuộc sống về đêm của mình, lúc đó đại thần Hoắc Quang đang nắm quyền. Để cháu gái trở thành hoàng hậu, ông đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau để ngăn cản Hán Chiêu đế tiếp xúc với các phi tần khác vì sợ họ sẽ mang thai rồng.
Tuy nhiên, cho dù Hoắc Quang đã chèn ép Hán Chiêu đế suốt 13 năm thì cháu gái của ông lại không hề mang thai, chỉ khổ cho Hán Chiêu đế.
Công bằng quá cũng thành khổ
Bất kể nhà Chu, nhà Hán hay thậm chí là nhà Thanh, cho dù các Hoàng đế không muốn, họ vẫn được đảm bảo mỗi ngày đều có người ngủ cùng họ. Tuy nhiên, ở thời nhà Đường, các Hoàng đế hoàn toàn không thể làm chủ được.
Chế độ thị tẩm của nhà Đường cũng tương tự như thời nhà Chu, ở chỗ được xác định dựa trên chu kỳ trăng, tuy nhiên điểm khác biệt là cấp bậc của phi tần nhà Đường được phân chia chính xác hơn và cũng có những hạn chế nghiêm ngặt về số lượng phi tần.
Ngoài ra, nhà Đường còn yêu cầu mọi phi tần đều phải phục vụ Hoàng đế.
Vì số lượng phi tần rất nhiều, nhưng thời gian mỗi tháng có hạn, lại phải phân chia theo cấp bậc nên đã xảy ra một bất cập, hậu cung cấp cao nhất như hoàng hậu mà chỉ có thể được thị tẩm 2 ngày/tháng. Vậy thì phi tần địa vị thấp hơn thì sao?
Để đảm bảo nguyên tắc phi tần hậu cung, ai cũng được nhận ân sủng của Hoàng đế, các phi tần cấp thấp sẽ được sắp xếp chung một ngày để ngủ với Hoàng đế, chỉ riêng hoàng hậu mới được một mình ngủ với Hoàng đế.
Qua đó mới thấy, Hoàng đế nhà Đường khốn khổ vô cùng vì “lượng công việc” mỗi đêm quá nhiều, nhưng nguyên tắc là nguyên tắc, phải đảm bảo duy trì nòi giống hoàng tộc, tạo thế công bằng giữa các phi tần để giảm thị phi tranh đấu trong hậu cung, mệt mỏi cũng không dám nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?