Nơi lưu giữ hơn 100 năm lịch sử của Nhà máy Dệt Nam Định
Ong có ngủ không, kinh khủng thế nào nếu ong tuyệt chủng? / Khám phá đất Phật Ấn Độ
Sau 118 năm tồn tại cùng thăng trầm đất nước, Nhà máy Dệt Nam Định đã trở thành một biểu tượng của thành phố Nam Định. Nhà máy Dệt đã không chỉ đơn thuần là một cái tên, một nhà máy sản xuất mà còn là ký ức yêu thương trong lòng người dân nơi đây
Nhà máy dệt Nam Định đang được phá bỏ
Nhà máy Dệt Nam Định từng là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Sự ra đời của nhà máy đã tạo điều kiện cho phong trào cách mạng trong giai cấp công nhân hình thành và lớn mạnh không ngừng.
Một mảnh vỡ máy bay được trưng bày tại khuôn viên Nhà máy Dệt Nam Định.
Năm 1965, Chiến tranh phá hoại Miền Bắc của giặc Mỹ, thành phố Nam Định bị bắn phá ác liệt. Thi hành chủ trương của cấp trên, Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định sơ tán đi nhiều nơi để tiếp tục sản xuất, chỉ để lại một B duy nhất là B2.
Với một phần ba máy móc và 4.610 cán bộ nhân viên, B2 được gọi là Nhà máy Dệt Nam Định ở lại chiến đấu và sản xuất tại thành Nam, bất chấp giặc Mỹ ném bom, bắn tên lửa, rốc két như mưa, tàn phá các cơ sở công nghiệp dệt.
Hệ thống nước từ thời Pháp trong khuôn viên Nhà máy Dệt
Theo chủ trương của cấp trên, phía nhà máy đã xây dựng hàng loạt hệ thống nhà hầm, giao thông hào, hố cá nhân để tránh bom đạn giặc, duy trì sản xuất và chủ động chiến đấu. Với tinh thần chiến đấu cao, các cán bộ công nhân viên Nhà máy Liên hợp Dệt vẫn trụ vững trong phong trào “Tay thoi, tay súng”, “Tay búa, tay súng”, “Đội bom mà sản xuất”, “Địch đánh ngày ta sản xuất đêm”, “Địch đánh cả đêm ta sản xuất cả ba ca”…
Cũng tại Nhà máy Dệt Nam Định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 3 lần về thăm và nói chuyện với các cán bộ, công nhân ở đây.
Sau khi hòa bình lập lại, Nhà máy Dệt Nam Định như một biểu tượng sừng sững trong lòng thành phố Nam Định, gắn bó với biết bao thế hệ.
Với những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn của Nhà máy Dệt Nam Định, năm 2010, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng Bảo tàng Dệt May, hoàn thành năm 2012, nằm ở 5 đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Nam Định, trên Khu Nhà truyền thống của Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định.
Bảo tàng có tổng diện tích 1,2 ha. Khu nhà trưng bày chính được cải tạo, xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp cổ gồm nhiều gian trong đó mỗi gian có một chủ đề trưng bày riêng biệt. Hiện vật trưng bày là sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại phản ánh sự phát triển của ngành Dệt may Nam Định nói riêng và ngành Dệt may Việt Nam nói chung qua các thời kỳ với tinh thần anh dũng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới.
Đặc biệt, Bảo tàng còn trưng bày những hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau những lần Người về thăm và làm việc tại Nhà máy Dệt Nam Định. Ngoài ra Bảo tàng còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật của các công nhân một thời vừa sản xuất vừa chiến đấu ác liệt…
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận tại Bảo tàng Dệt May:
Khu Nhà truyền thống - nơi Bảo tàng Dệt May tọa lạc
Khu nhà trưng bày chính được cải tạo, xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp cổ
Ghế đá, gốc cây, nơi Bác Hồ và các lãnh đạo Trung ương khi về thăm Nhà máy Dệt Nam Định đã ngồi trò chuyện, vào ngày 21/5/1963.
(Ảnh tư liệu)
Những chiếc máy "vang bóng một thời" đang được trưng bày trong Bảo tàng Dệt may.
Căn phòng ở Bảo tàng Dệt may được Bác Hồ đến ở 3 lần
Bác Hồ trong một lần đến thăm công nhân Nhà máy Dệt Nam Định (ảnh tư liệu)
Bác Hồ chụp lưu niệm với cán bộ, công nhân Nhà máy Dệt Nam Định tại Khu Nhà truyền thống
Nòng pháo mà cán bộ, công nhân Nhà máy Dệt Nam Định đã từng bắn hạ vô số máy bay địch
Hầm công sự thuộc khu di tích Chỉ huy sở Nhà máy Dệt Nam Định trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ
Một vài sản phẩm của nhà máy.
Trang phục qua các thời kỳ ở Nhà máy Dệt Nam Định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?