Khám phá

Cận cảnh sâu bướm cổ xưa nguyên vẹn trong hổ phách 44 triệu năm

Một con sâu bướm cổ xưa được lưu giữ khá nguyên vẹn trong miếng hổ phách từ 44 triệu năm trước.

Độc đáo hiện tượng “lạ” thực vật mang thai rồi “đẻ con” / Phát hiện cây nấm lạ nặng hơn 2 tạ, hình thù giống con cóc

Sâu bướm cổ xưa nguyên vẹn trong hổ phách 44 triệu năm
Sâu bướm cổ xưa nguyên vẹn trong hổ phách 44 triệu năm

Các nhà nghiên cứu ở viện Bavarian State Collection of Zoology, Munich, Đức phát hiện xác con sâu bướm còn nguyên vẹn bên trong miếng hổ phách từ 44 triệu năm trước.

Mẫu vật dài khoảng 5 mm nằm trong miếng hổ phách từ khu vực biển Baltics ở Bắc Âu. Được biết, nó là ấu trùng của một loài bướm lớn, mệnh danh là Eogeometer vadens,

Axel Hausmann, tác giả chính của một nghiên cứu cho biết đây là con sâu bướm đầu tiên từ một loài bướm lớn được phát hiện trong miếng hổ phách cổ đại từ vùng Baltic.

Axel Hausmann cho biết: "Sâu bướm rất hiếm khi mắc kẹt trong hổ phách. Điều này có thể là do hoạt động về đêm của hầu hết sâu bướm".

Các nhà khoa học cho rằng con sâu bướm bị mắc kẹt trong miếng nhựa cây sau đó bị đông cứng lại theo thời gian. Vì nhựa cây thường lỏng hơn vào ban ngày dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Theo nghiên cứu, Eogeometer vadens thuộc họ bướm có tên Geometridae. Vùng Baltic là nơi có trữ lượng hổ phách lớn nhất thế giới.

Geometridae là nhóm bướm chỉ có hai hoặc ba cặp chân thay vì năm cặp như nhiều loài khác.Geometridae là một trong ba họ bướm lớn nhất, chứa khoảng 23.000 loài khác nhau. Hầu hết các loài trong họ này sống trên cây.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm