Nơi ô nhiễm khủng khiếp nhất trên Trái Đất
Bằng chứng tranh cãi về sự sống ngoài hành tinh gần Trái Đất / Người ngoài hành tinh tồn tại và có thể đang ở trên Trái đất
Trong không đầy 1 tiếng đồng hồ có mặt ở hồ Karachay, bạn có thể nhiễm phải lượng phóng xạ đủ gây chết người
Trong không đầy 1 tiếng đồng hồ có mặt ở hồ Karachay, bạn có thể nhiễm phải lượng phóng xạ đủ gây chết người, lên tới 600 Rơn-ghen. Lượng bức xạ quá lớn đang phát tỏa từ Karachay do hồ tọa lạc bên trong khu liên hợp sản xuất Mayak, một trong những cơ sở hạt nhân lớn nhất và rò rỉ nhất của Nga từ trước tới nay.
Mayak được xây dựng vào những năm 1940, khi Liên Xô cũ chuyển việc sản xuất vũ khí sang miền đông để tránh tránh sự xâm lược của Đức quốc xã. Cơ sở này từng là một trong những nhà máy sản xuất vũ khí nguyên tử quan trọng nhất của Nga và luôn được giữ bí mật trước sự dòm ngó của người nước ngoài suốt 45 năm.
Chỉ sau khi Tổng thống Nga Boris Yeltsin ký một sắc lệnh mở cửa khu vực vào năm 1992, các nhà khoa học phương Tây mới có thể tiếp cận nơi này và ngay lập tức tuyên bố đây là nơi ô nhiễm nhất hành tinh.
Trong nhiều thập niên bảo mật, các kỹ sư tại Mayak chủ yếu thực hiện các hoạt động làm tan chảy hạt nhân và đổ bỏ chất thải phóng xạ xuống sông và hồ gần đó. Số chất thải đổ ra hồ đó là một hỗn hợp các nguyên tố phóng xạ, kể cả các sản phẩm phân hạch tồn tại lâu dài như Strontium-90 và Cesium-137, những nguyên tố có tuổi thọ lên tới xấp xỉ 60 năm.
Khi công luận cuối cùng biết tới sự tồn tại của cơ sở hạt nhân này, vùng Chelyabinsk đã chứng kiến sự gia tăng 21% các ca ung thư, tăng 25% trường hợp dị tật bẩm sinh và tăng 41% số người bị bệnh bạch cầu.
Sông Techa gần đó, vốn cung cấp cho nhiều ngôi làng trong vùng, bị ô nhiễm tới mức có tới 65% cư dân địa phương bị đau ốm vì nhiễm xạ.
Mãi tới giữa những năm 1950, hoạt động đổ bỏ chất thải hạt nhân xuống các sông, hồ lân cận nhà máy mới chấm dứt và thay vào đó là bơm chúng vào một loạt bể chứa. Đến tháng 9/1957, các bể chứa này đã phát nổ với sức công phá tương đương khoảng 85 tấn thuốc nổ TNT, phun ra gần 70 tấn chất thải phóng xạ lên cao trên 1,6km.
Mây bụi phóng xạ làm lan tỏa các chất đồng vị của cesium và strontium khắp một diện tích rộng trên 23.309km2, gây ảnh hưởng tới khoảng 270.000 người dân và các nguồn cung cấp thực phẩm của họ.
Trước thực trạng hệ thống chứa chất thải hạt nhân bị phá hủy, nhà chức trách đã quyết định hướng dòng chất thải phóng xạ từ Malak đổ trực tiếp vào hồ Karachay, nơi không có bất kỳ lối thoát nước nào trên bề mặt, khiến các kỹ sư lạc quan là những gì đổ bỏ ra đó sẽ được tống táng vô hạn định.
Mọi thứ diễn ra suôn sẻ khoảng 10 năm, cho tới khi một trận hạn hán nghiêm trọng tấn công toàn vùng Chelyabinsk. Hồ Karachay dần dần bắt đầu khô cạn, để lộ cặn phóng xạ ở lòng hồ. Bụi độc hại, gồm các chất phóng xạ Strontium-90, Caesium-137 và các nguyên tố gây hại khác, bắt đầu bị thổi lan tỏa khắp nơi.
Hiện nay, nhiều dải đất rộng lớn của vùng Chelyabinsk hiện vẫn không có người cư trú do hậu quả của sự ô nhiễm phóng xạ sông, hồ cũng như vụ nổ năm 1957 và sự hạn hán năm 1967. Bề mặt hồ Karachay hiện nhiều bê tông hơn nước, nhưng sự ô nhiễm của nó vẫn chưa được kiểm soát.
Các con số ước tính cho rằng, gần 1 tỉ gallon nước ngầm trong vùng đã bị ô nhiễm 5 megacurie nuclit phóng xạ. Thậm chí đến hiện nay, người dân địa phương vẫn không biết lượng đồng vị phóng xạ thực sự tồn tại trong các sản phẩm nuôi trồng trên đất của họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ