Nỗi oan "ăn của đút" của vị quan thanh liêm
Cảm động trước tình bạn sâu sắc của hai chú khỉ bất trị / Những sự thật về loài voi khiến bạn bất ngờ
Hai lần đi sứ
Ngô Nhân Tĩnh vốn là dòng dõi người Quảng Đông. Xưa kia về cuối đời nhà Minh, tiên tổ cụ không chịu thần phục nhà Thanh chạy sang nước ta. Những người dân Trung Quốc chạy sang ta ở thành một xã trong Gia Thanh - Chợ Lớn gọi là xã Minh Hương. Ngô Nhân Tĩnh tự là Nhữ Sơn cũng là một trong những học trò của thầy Nguyễn Trường Toản. Ngô Nhân Tĩnh cùng các bạn đồng môn là Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định xướng họa nên đã có tập Gia Định tam gia thi.
Năm Mậu Ngọ (1798), hai ông Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường đề nghị phái sứ sang Tàu và dâng biểu tiến cử Ngô Nhân Tĩnh lĩnh trọng trách đó. Mùa hè năm 1798, Ngô Nhân Tĩnh được phong Binh bộ hữu tham tri, mang quốc thư sang nhà Thanh nhằm mục đích dò thăm tin tức về vua Lê Chiêu Thống (1787 - 1789). Ngô Nhân Tĩnh đáp thuyền buôn sang đến Quảng Đông, nghe tin vua Chiêu Thống đã băng thì quay trở về.
Năm Canh Thân (1800), Ngô Nhân Tĩnh theo chúa Nguyễn ra cứu thành Quy Nhơn. Đến năm Nhâm Tuất, Gia Long thứ 1 Ngô Nhân Tĩnh được cử làm giáp phó sứ cùng với chánh sứ là Trịnh Hoài Đức và ất phó sứ là Huỳnh Ngọc Ẩn đem các sản vật cùng ấn tín của nhà Thanh đã phong cho Tây Sơn trước đó sang nộp lại cho nhà Thanh. Khi hai chiếc thuyền Bạch Yến và Huyền Hạc từ cửa Thuận An (Huế) ra đi, đến giữa biển thì bị bão, nên mãi đến tháng 7 mới tới Hồ môn quan.
Viên tổng đốc Lưỡng Quảng dâng sớ tấu, vua Thanh liền chỉ đường cho đoàn sứ nước ta theo đường Quảng Tây mà đến kinh. Đoàn vừa tới Quảng Tây thì gặp ngay các ông Lê Quang Định, Lê Chánh Lộ và Nguyễn Gia Kiết phụng chỉ sang cầu phong. Cả hai đoàn đều phải chờ mệnh lệnh của vua Thanh. Đến tháng tư năm Quý Hợi (1803), thuyền sứ mới từ Quảng Tây đi tới Hán Khẩu (Hồ Bắc), sứ bộ lại phải ven theo Vạn Lý Trường Thành mà đi, mãi đến tháng 8 mới tới Nhiệt Hà và chầu vua Thanh Gia Khánh. Vua Thanh phong cho vua Gia Long làm Việt Nam quốc vương. Khi đoàn sứ về tới nhà đã sang đầu xuân Giáp Tý (1804).
Tranh minh họa. |
Nỗi oan không biết ngỏ cùng ai
Năm Gia Long thứ 6 (1807), Ngô Nhân Tĩnh được cử làm chánh sứ, cùng với phó sứ Trần Công Đàn đem ấn sắc đến thành La Bích phong cho Nặc Ông Chân làm Chân Lạp quốc vương. Năm Gia Long thứ 10, Tân Mùi (1811), Ngô Nhân Tĩnh được bổ làm Nghệ An hiệp trấn. Vì thấy dân đinh ở đây cực khổ, ông dâng sớ về Kinh bệ kiến để tỏ bày với Vua. Vua Gia Long chấp nhận những tâu xin về thuế má của ông.
Năm Gia Long thứ 11 (1812), Ngô Nhân Tĩnh được thăng Công bộ Thượng thư, lĩnh chức Hiệp trấn thành Gia Định, cùng hộ bộ Tham tri Lê Viết Nghĩa phụng mệnh đi kiểm soát tiền lương và án văn các đinh. Đến năm 1813, Ngô Nhân Tĩnh cùng quan tổng trấn Lê Văn Duyệt đem quân hộ tống vua nước Chân Lạp về nước rồi hội đồng cùng Xiêm La để bàn việc Chân Lạp. Sau khi hoàn thành công việc trở về, có kẻ gièm pha vu khống cho Ngô Nhân Tĩnh là ăn của đút lót...
Tuy không có bằng chứng gì, nhưng quan Tổng trấn Lê Văn Duyệt cứ tâu về triều. Vua Gia Long không bằng lòng, trong khi đó Ngô Nhân Tĩnh không biết làm thế nào minh oan cho mình được, ngày đêm uất ức trong lòng không biết ngỏ cùng ai. Ông thường tự than: "Trách người thêu dệt, khiến mình phải oan".
Đến mùa thu năm Quý Dậu (1813), Ngô Nhân Tĩnh bị bệnh rồi từ trần. Trịnh Hoài Đức nhiều lần tâu xin với nhà vua cho truy tặng, nhưng nhà vua không chấp nhận. Mãi đến năm Tự Đức thứ 5 (1852) mới chấp nhận có người trông coi phần mộ và được liệt thêm vào miếu Trung hưng công thần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán