Khám phá

Nỗi oan hàng ngàn năm của nguyên mẫu Triệu Vân: Hai lần cứu Lưu Bị đều bị cướp công

Triệu Vân (168-229), tên tự Tử Long, là danh tướng thời kỳ cuối Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Vân là 1 trong “Ngũ Hổ Tướng” của Lưu Bị, góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán.

Những chiến công lừng lẫy của Triệu Vân - Đệ nhất 'Ngũ Hổ Thượng Tướng' nhà Thục Hán / Triệu Vân - hổ tướng Tam Quốc chết vì cái kim khâu của vợ

Tuy nhiên, nguyên mẫu thực sự của Triệu Tử Long trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung: một tướng tài có thật trong chính sử, từng lập nhiều công trạng, lại không được người đời sau nhớ tới…. Triệu Vân sinh tại Chân Định, thuộc quận Thường Sơn (hiện nay là huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc). Vân được cho là có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Tam Quốc diễn nghĩa miêu tả ước lệ rằng Vân "cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt".

Nỗi oan hàng ngàn năm của nguyên mẫu Triệu Vân: Hai lần cứu Lưu Bị đều bị cướp công
Thường Sơn Triệu Tử Long - nhân vật huyền thoại trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Nhân vật Triệu Vân còn được được mệnh danh là 1 trong "ngũ hổ tướng" của Lưu Bị. Nhưng các sử gia khẳng định Triệu Vân không được đứng ngang hàng với 4 vị tướng kia: Khi Lưu Bị xưng vương đã phong 4 chức vụ quân sự cao nhất cho 4 người: Quan Vũ là Tiền tướng quân, Trương Phi - Hữu tướng quân, Mã Siêu - Tả tướng quân và Hoàng Trung - Hậu tướng quân, còn Triệu Vân chỉ là Dực quân tướng quân đứng dưới 4 người đó.

Hình ảnh Triệu Vân trong Tam quốc diễn nghĩa luôn được mô tả là viên tướng đánh trận dũng mãnh, quả cảm nhưng chắc chắn, tận tụy. Triệu Vân là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo.

Đặc biệt chân dung nhân vật Triệu Vân nổi bật trong trận Đương Dương Tràng Bản, như một siêu anh hùng: cưỡi Bạch Long mã vừa ôm A Đẩu vừa phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 tướng quân Tào, giết cận vệ Hạ Hầu Ân của Tào Tháo, rồi cướp lấy thanh gươm báu Thanh Công.

Thống kê từ Tam Quốc diễn nghĩa, Triệu Vân có thành tích giao đấu tay đôi bất khả chiến bại, tổng cộng giết chết 23 danh tướng phía đối thủ. Triệu Vân là hiện tượng đặc trưng nổi bật tại Trung Quốc phổ biến trong văn hóa, văn học, nghệ thuật và những giai thoại, được dân gian khai thác truyền qua nhiều thế kỷ.

Nỗi oan hàng ngàn năm của nguyên mẫu Triệu Vân: Hai lần cứu Lưu Bị đều bị cướp công
Nguyên mẫu của Triệu Vân là Trần Đáo - một tưởng giỏi thủ lĩnh đội hộ vệ Lưu Bị

Nhưng đó là Triệu Vân của Tam Quốc Diễn Nghĩa. Còn Triệu Vân trong thực tế thì sao? Câu trả lời đầu tiên và quan trọng nhất, Triệu Vân dù là tướng có thật của Lưu Bị thời Tam Quốc nhưng không có nhiều công trạng đáng kể.

 

Chính xác hơn, nguyên mẫu của Triệu Vân, mà La Quán Trung xây dựng trong Tam Quốc diễn nghĩa,là một tướng có tên Trần Đáo. Trần Đáo tên tự Thúc Chí, người quận Nhữ Nam, Dự Châu, tướng lãnh nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trần Đáo theo Lưu Bị từ khi ông ta còn ở Dự Châu, có tiếng là một tướng giỏi, thống lãnh đội quân thân vệ gọi là Bạch Mạo Nhị.

Năm 223, sau khi Lưu Bị mất, Đáo đến Vĩnh An giữ chức đô đốc, dưới quyền Lý Nghiêm. Năm 226, Lý Nghiêm dời đi Giang Châu, lưu Đáo ở lại Vĩnh An. Đáo mất khi đang ở chức, theo nhiều ghi chép (chưa thống nhất) khả năng là ông qua đời vào năm 248.

Trần Đáo là nhân vật có thực và cũng nắm giữ 1 vai trò quan trọng của nhà Thục Hán nhưng không được xuất hiện trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Vì trong tác phẩm này, nhân vậtTriệu Vân đã được "tổng hợp" cả vai trò, chiến tích và công trạng Trần Đáo. Hình ảnh Trần Đáo chỉ huy quân hộ vệ cưỡi ngựa trắng oai phong lẫm liệt luôn ở bên cạnh bảo vệ Lưu Bị, do đó cũng được chuyển qua cho Triệu Vân.

Không có ghi chép lịch sử về thành tích giao đấu tay đôi của Trần Đáo nhưng ông được sử gia đánh giá là một tướng tài, được Lưu Bị vô cùng tin cậy. Nhiệm vụ chính của Trần Đáo là bảo vệ sự an nguy của chúa công Lưu Bị. Trong vai trò một thủ lĩnh dội hộ vệ Bạch Mạo Nhị, Trần Đào lập được nhiều công trạng.

Nỗi oan hàng ngàn năm của nguyên mẫu Triệu Vân: Hai lần cứu Lưu Bị đều bị cướp công
Trần Đáo lập nhiều công lớn, đặc biệt là 2 lần cứu Lưu Bị thoát chết nhưng công lao của ông lại được tính cho... Triệu Vân

Đáng kể nhất là 2 lần được chính sử chép lại sau đây: Đầu tiên, Trần Đáogiúp Lưu Bị thoát hiểm ở dốc Trường Bản trong cuộc truy đuổi của Tào Tháo. Và thứ hai, là đưa Lưu Bị an toàn về thành Bạch Đế sau khi trúng kế hỏa công của Lục Tốn dẫn đến đại bại ở Di Lăng.

 

Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, như chúng ta từng đọc: Triệu Vân được mô tả như anh hùng cái thế ở trận Đương Dương– Trường Bản sau khi Lưu Bị lạc mất Vân trong cuộc tháo chạy. Trong khi thực tế, nguyên mẫu Trần Đáo vẫn luôn theo sát Lưu Bị, tả xung hữu đột để bảo vệ an toàn cho chúa công.

Còn trong thất bại của Lưu Bị trước Lục Tốn ở Di Lăng, La Quán Trung viết Gia Cát Lượng lệnh Triệu Vân thủ ở Giang Châu, nghe tin dữ dẫn quân hộ tống Lưu Bị ở Mã Yên, đánh lui quân Đông Ngô, rồi rút về thành Bạch Đế. Nhưng theo chính sử, tương quân hộ tống Lưu Bị tháo lui về Bạch Đế là Trần Đáo.

Một nhân vật có nhiều công trạng, được Lưu Bị nhất mực tin tưởng, từng giữ chức Chinh Tây tướng quân, rồi được phong Đình hầu như Trần Đáo rốt cuộc lại phải chịu vai “kẻ bên lề” đứng sau ánh hào quang huyền thoại của Triệu Vân, há chẳng phải nỗi oan khuất hàng ngàn năm hay sao?

Theo Tầm Hoan/Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm