Vợ xinh đẹp của danh tướng Triệu Vân là… em gái Mã Siêu?
Hầu như không có ghi chép đáng tin cậy nào về ai là vợ chính thức của danh tướng Triệu Vân thời Tam Quốc. Còn theo lưu truyền trong dân gian, “bà xã” của Thường Sơn Triệu Tử Long, thực ra, chính là một nữ tướng họ Mã, em gái ruột của Mã Siêu….
Lật tẩy dòng suối nhỏ xíu, tuyệt đẹp 'ăn thịt người' / Làm quen không thành, hổ giết luôn bạn tình được sở thú 'sắp đặt'
Triệu Vân (năm sinh không rõ- mất 229), tự Tử Long, người vùng Thường Sơn, là danh tướng cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc. Vân là 1 trong Ngũ Hổ Tướng của Lưu Bị, góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán.
Triệu Vân uy dũng, võ nghệ siêu quần. Trên chiến trường, ông đánh thắng nhiều trận, lập nhiều đại công. Trong việc chính sự, Triệu Vân được xem là tướng có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo. Vân ngoài ra, còn là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, tận trung vì nước, rất được lòng mọi người.
Triệu Vân, không nghi ngờ gì nữa, chính là tấm gương về lòng trung thành. Chiến tích bế A Đẩu đột phá vòng vây của quân Tào Tháo trong trận Đương Dương - Trường Bản được coi là điển tích mẫu mực về tấm lòng không màng hiểm nguy, xả thân cứu chúa.
Ảnh minh họa |
Theo chính sử ghi chép thì Triệu Vân có hai người con trai, và một con gái. Trưởng nam Triệu Thống, thừa hưởng tước của cha, làm quan đến chức Hổ Bôn trung lang, Đốc Hành lãnh quân. Con thứ Triệu Quảng làm Nha Môn tướng, theo Khương Duy xuất chinh, chết khi tham gia trận Đạp Trung. Con gái là Triệu Thị, lấy Quan Bình (con trai Quan Vũ) sinh ra Quan Việt.
Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại tức gần 1800 năm sau khi Triệu Vân qua đời, không có những ghi chép cụ thể và thực sự đáng tin cậy rằng ai là vợ chính thức của danh tướng này. Ngay cả Tam Quốc chí – pho sử quan trọng về thời Tam Quốc hay thậm chí cả tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa cũng không đề cập đến người phối ngẫu của Triệu Vân.
Vậy “ý trung nhân” của Triêu Vân là ai? Giả thuyết đáng chú ý nhất và được dân gian lưu truyền nhiều đời nay, thì “bà xã” của Thường Sơn Triệu Tử Long là một nữ nhân có tên Mã Vân Lộc (có thể đọc là Mã Vân Lục hoặc Mã Vân Liễu), ái nữ của Mã Đằng, chính là em ruột của Mã Siêu.
Cái tên Mã Vân Liễu lần đầu được nhắc tới, một cách chính thức trong Tiểu thuyết Phản Tam Quốc của tác giả Chu Đại Hoàng. Về cơ bản, Liễu được coi là nhân vật hư cấu. Nhưng không phải là không có cơ sở để tin rằng nàng là vợ thực sự của Triệu Vân.
Trong nhiều ngôi đền cổ ở Trung Quốc, đặc biệt là vùng Hà Nam, Triệu Vân thường được thờ chung với Mã Siêu. Đây là một chi tiết có tính gợi mở rằng, giữa Vân và Siêu không chỉ đơn giản là những danh tướng trong Ngũ hổ Tướng Thục Hán. Giữa họ còn có quan hệ đặc biệt khác.
Quan hệ đặc biệt ở đây, theo suy luận của nhiều sử gia Trung Quốc, Siêu chính là anh vợ của Vân. Tam Quốc Chí chép rằng, Tào Tháo sau khi đánh bại Mã Siêu và liên quân Quan Trung ở trận Đồng Quan đã ra lệnh tru di tam tộc nhà họ Mã ở Hứa Xương vào năm 212, chỉ có Mã Siêu và em trai Mã Đại, nhờ rút về Lũng Thượng mà tránh được họa sát thân.
Vậy tại sao vẫn còn em gái Mã Siêu – Mã Vân Liễu sống sót sau này trở thành vợ Triệu Vân. Đáp án là ở chỗ: Mã Vân Liễu không phải nữ nhân tầm thường mà là một nữ chiến binh Tây Lương, không chỉ có ngoại hình xinh đẹp mà còn dũng cảm và võ nghệ hơn người. Cũng như anh trai Mã Siêu, Liễu cũng được chân truyền thương pháp siêu đẳng của Mã gia.
Trong trận chiến với Tào Tháo ở Đồng Quan, Liễu vốn đã theo hai anh trai mình, Mã Siêu và Mã Đại, xung trận. Sau khi đại quân Tây Lương thất bại thảm hại bởi kế ly gián của Táo Tháo, Liễu cùng Mã Siêu chạy sang Hán Trung nương nhờ Trương Lỗ.
Sau Siêu về dưới trướng Lưu Bị, Liễu cũng theo anh trai đầu quân cho nhà Thục. Tại đây, Liễu gặp Triệu Vân. Hai người nẩy sinh tình cảm và tiến tới thành thân sau khi Lưu Bị chính thức xưng Đế, thành lập nhà Thục Hán vào năm 221.
Tạo hình tuyệt đẹp của vợ chồng Triệu Vân trên phim truyền hình Trung Quốc Mã Vân Liễu là người gây ra cái chết của Triệu Vân? Năm 229, Triệu Vân chết ở Thành Đô, hưởng thọ 76 tuổi (có nguồn ghi 70, hoặc 71). Cái chết của Triệu Vân, theo sách sử Tam Quốc chí thì là do tuổi già, bệnh nặng không qua khỏi. Tuy nhiên, trong dân gian lại lưu truyền một câu chuyện vô cùng kì dị về cái chết của Thường Sơn Triệu Tử Long như sau. Một hôm Vân tắm ở nhà, Liễu cọ lưng cho chồng thấy ông tuy tuổi đã cao nhưng da dẻ, trơn tru, khắp người không có một vết sẹo. Bà rất lấy làm lạ, bèn hỏi: “Tướng công, ông chinh chiến bao năm như thế, chả lẽ chưa bao giờ bị thương sao?”. Vân cười đáp: “Đương nhiên, ta trải qua trăm trận, giết địch vô số, nhưng không có kẻ nào đụng được đến người ta, lấy được của ta dù chỉ một giọt máu”. Liễu nghe xong, trong đầu bỗng dấy lên ý nghĩ nghịch ngợm. Bà lén lấy cây kim thêu, nhẹ chân đến bên chồng dùng kim đâm một nhát vào cánh tay ông. Triệu Vân giật mình vì nhói đau, nhìn thấy giọt máu chảy lăn trên cánh tay thì vô cùng hoảng sợ, mặt mày đột nhiên tái dại, hàm cứng, cuối cùng chết vì sốc. |
Theo Sở hữu trí tuệ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Cột tin quảng cáo