Nữ giáo sư Việt Nam duy nhất được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh, từng giành hai ‘Nobel Thiên văn’
Việt Nam từng xuất hiện loạt 'dị thú' độc nhất vô nhị khiến thế giới sởn da gà: Số 1 nhìn là ám ảnh / Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị chỉ cần nhìn đã gây mất ngủ
Lưu Lệ Hằng
Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963, người gốc miền Bắc Việt Nam, nhưng lại lớn lên và đi học ở miền Nam. Đến năm 1975, người phụ nữ này sang Mỹ định cư rồi theo đuổi con đường học vấn ở đây. Năm 1984, Lưu Lệ Hằng nhận bằng Cử nhân Vật lý thủ khoa của Đại học Stanford. Sau đó là lấy bằng Thạc sĩ Cao học ở Viện Berkeley thuộc Đại học California. Đến năm 1990, bà nhận bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Viện Công nghệ Massachussetts MIT.
Không chỉ dừng lại ở đó, Lưu Lệ Hằng tiếp tục phát triển hơn khi trở thành Giáo sư dạy tại Đại học Havard, Mỹ (1994 – 1998), dạy ở Đại học Leiden, Hà Lan (1998 – 2001). Sau này bà còn là nghiên cứu viên cao cấp danh dự ở Phòng Thí nghiệm tại Đại học Havard, Viện Khoa học Khảo sát Không gian tại Đại học Hawaii, Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachussetts MIT…
Trong suốt quãng thời gian học tập, nghiên cứu, Lưu Lệ Hằng luôn chứng tỏ bản thân là người có niềm đam mê bất tận với thiên văn học. Bà cũng là người đưa ra những phát minh đặc sắc, hiện đại, mở rộng tầm nhìn của con người về vũ rụ. Người trong nghề đánh giá, sự hiểu biết, đóng góp của Lưu Lệ Hằng là rất lớn với hàng không vũ trụ thế giới.
Bằng chứng là, năm 1991, Lưu Lệ Hằng nhận Giải thưởng Annie J. Cannon Award Thiên văn học dù chỉ vừa nhận bằng Tiến sĩ chưa lâu. 1 năm sau, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận giải thưởng Kavli (giải thưởng danh giá của Na Uy cho các nhà khoa học cống hiến xuất sắc trong ngành Vật lý thiên văn, Công nghệ nano, Khoa học thần kinh).
Năm 2012, Lưu Lệ Hằng được xướng tên trong 2 giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới. Đầu tiên là 3/2012 ở Na Uy, bà nhận giải Kavli (được ví như “Nobel Thiên văn thế giới”). Tiếp đó, vào 5/2012, Lưu Lệ Hằng nhận giải Shaw Thiên văn học (được gọi là “Giải Nobel Thiên văn Phương Đông”). Đáng chú ý, tên của bà còn được chọn để đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ mặt trời. Đó là Asteroid 5430 Luu.
Năm 2015, Lưu Lệ Hằng từng về Việt Nam và tham gia chương trình “Gặp gỡ Việt Nam”. Tại đây, bà chia sẻ gây xúc động: “Việt Nam rất đẹp, nên gìn giữ vẻ đẹp của đất nước”, “Đất đai là chúng ta mượn của con cháu, nên chúng ta phải gìn giữ cho con cháu”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
4 loài tưởng tuyệt chủng bỗng trở lại đầy bí ẩn: Số 2 ‘hồi sinh’ kỳ diệu ở Việt Nam, chấn động cả thế giới
10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Gia Cát Lượng không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Bí ẩn dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thời Vua Hùng: Tên rất lạ, gắn liền với loạt huyền tích
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!