Nữ giáo viên Mỹ 60 tuổi tử vong do… dơi cắn ở lớp
Ngân hàng Trung ương Nga ngừng mua USD: Đồng rúp trước thách thức lớn / Xu hướng sử dụng đồng USD sau cảnh báo thuế quan của ông Trump với BRICS
Bà Leah Seneng trên trang Facebook cá nhân
Giới chức y tế công cộng Mỹ hiện khuyến cáo mạnh mẽ về mối nguy hiểm từ loài dơi, được xem là nguồn lây bệnh dại phổ biến nhất tại quốc gia này.
Mặc dù mỗi năm Mỹ chỉ ghi nhận dưới 10 trường hợp tử vong do bệnh dại, các ca bị dơi cắn vẫn có nguy cơ gây tử vong nếu không được xử lý y tế kịp thời.
Cái chết của bà Leah Seneng hôm 22/11 là trường hợp tử vong thứ ba liên quan đến bệnh dại ở Bắc Mỹ trong vài tuần qua.
Người bạn của bà Leah, bà Laura Splotch, chia sẻ rằng bà Seneng đã phát hiện một con dơi trong lớp học vào giữa tháng 10.
Khi cố gắng bắt và đưa con vật ra khỏi lớp, bà Leah không may bị cắn.
Do vết thương nhỏ, bà Leah không nghĩ rằng đó là điều nguy hiểm. Sau hơn một tháng vẫn sinh hoạt bình thường, bà bắt đầu có triệu chứng bệnh. Ban đầu, bà nghĩ mình bị cảm cúm, nhưng tình trạng nhanh chóng trở nên nghiêm trọng vào ngày 18/11.
Cô con gái của bà Leah đã phải đưa mẹ đến bệnh viện khi thấy sức khỏe của bà suy giảm nhanh chóng.
Dù được điều trị tích cực trong vài ngày, các bác sĩ thông báo cho gia đình rằng mọi biện pháp đã không còn hiệu quả, và bà Leah không qua khỏi.
Theo thông tin từ trang Facebook cá nhân, bà Seneng là giáo viên mỹ thuật tại trường cấp hai Bryant ở bang California.
Cái chết của bà khiến gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp vô cùng thương tiếc, không ai ngờ rằng sự việc lại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Sau bi kịch này, các nhà chức trách tại bang California đã cảnh báo công chúng về mối nguy hiểm khi tiếp xúc với loài dơi.
"Những vết cắn của dơi thường rất nhỏ, khó phát hiện. Việc rửa sạch tay kỹ lưỡng và kiểm tra các dấu vết sau khi tiếp xúc với động vật hoang dã là cực kỳ quan trọng. Nếu bị cắn, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức", tiến sĩ Tomás J. Aragón, Giám đốc Sở Y tế Công cộng California, nhấn mạnh.
Ông cũng khuyến cáo, cách tốt nhất là tránh chạm vào động vật hoang dã nếu không nắm rõ nguồn gốc của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Nhện độc giăng bẫy, hạ gục rắn bằng vũ khí đáng sợ
CLIP: Báo hoa mai trổ tài ‘khinh công’, lao lên không trung đoạt mạng đại bàng trong chớp mắt
CLIP: Cá sấu mõm ngắn ‘xẻ thịt’ trăn khổng lồ
Vì sao con người phải lọc và đun sôi nước để uống, trong khi động vật hoang dã có thể uống trực tiếp mà không bị ảnh hưởng?
Ám ảnh căn bệnh 'lời nguyền' khiến dòng họ 200 năm 'chết bất đắc kì tử', ngày nay vẫn còn người mắc
Loài cá nhìn giống cá chạch, được ví như 'nhân sâm dưới nước', ngày xưa chỉ dành riêng cho bậc vua, chúa thưởng thức