Khám phá

Nữ nhân duy nhất ở Trung Quốc mặc long bào khi mai táng, Võ Tắc Thiên làm vua thiên hạ cũng không dám

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc có thể Võ Tắc Thiên là nữ vương duy nhất, nhưng bà không phải người mặc long bào khi mai táng.

Hoàng hậu mưu mô, tàn độc hơn cả Võ Tắc Thiên, Từ Hi Thái hậu nhưng vẫn quyền uy đến lúc qua đời / Võ Tắc Thiên chọn 'nam sủng' yêu cầu mũi phải to, thẳng, thêm một điều kiện ít người đáp ứng được

Võ Tắc Thiên không còn là cái tên xa lạ gì với người Việt Nam. Dù là nữ vương duy nhất trong thời phong kiến của Trung Quốc nhưng Võ Chiếu lại có cách mai táng rất bình dị. Thậm chí lăng mộ của bà còn dựng lên vô tự bia, dành lời cho hậu thế đánh giá công – tội.

long-bao-6

Ảnh minh họa

Lừng lẫy một thời, quyền uy không thua kém ai, nhưng Võ Tắc Thiên cũng chẳng mặc long bào khi mai táng. Ấy thế mà có một nữ nhân lại làm điều đó. Người được nhắc đến là con gái thứ 4 của Khang Hy: Vinh Hiến công chúa. Chuyện này được giới khảo cổ phát hiện vào năm 1972, trong lần khai quật mộ cổ ở vùng Nội Mông.

Cảnh tượng một thi hài phụ nữ gần như còn nguyên vẹn, mặc long bào đã khiến tất cả sững sờ. Xung quanh bà là những tài sản quý giá đúng chất hoàng tộc. Nhưng ngôi mộ này rõ ràng không phải của Võ Tắc Thiên. Trên đời này còn có người phụ nữ dám mặc long bào, chôn cùng long bào như vậy sao? Câu hỏi này quả thực đã khiến cả đoàn khảo cổ phải đau đầu tìm danh tính.

long-bao-1

long-bao-5

Được biết, Vinh Hiến công chúa là con gái của Vinh phi Mã Giai thị - một trong những phi tần đầu tiên của Khang Hy. Sinh thời, bà rất được vua sủng ái, đã sinh hạ 3 con trai, 2 con gái. Vinh Hiến là người con duy nhất của cả hai vẫn còn sống sót đến khi trưởng thành nên được cả Khang Hy và Vinh phi Mã Giai thị chiều chuộng.

 

long-bao-2

Vì quá yêu thương công chúa mà dù cô đã đủ tuổi kết hôn, Khang Hy vẫn trì hoãn việc đó cho đến khi cô được 19 tuổi. Phò mã mà Khang Hy lựa chọn là Ô Nhĩ Cổn – con trai Ba Lâm Quận vương Ngạc Tề Nhĩ tại Mông Cổ. Sau khi kết hôn, Vinh Hiến sống rất hạnh phúc, nhận nhiều châu báu, ngọc ngà từ vua cha. Thậm chí đích thân Khang Hy còn đến Mông Cổ thăm con gái.

Vinh Hiến công chúa mất năm 1728, khi 56 tuổi. Sự ra đi của bà khiến vua Khang Hy vô cùng đau buồn. Một tang lễ long trọng đã được tổ chức. Lúc bấy giờ, vua còn đặc biệt ban cho cô con gái quá cố của mình một bộ long bào cùng nhiều vàng bạc châu báu. Đây cũng chính là bộ long bào mà hậu thế tìm thấy được trong mộ Vinh Hiến công chúa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm