Nữ nhi quốc trong "Tây du ký": Vùng đất có thật ở Trung Quốc?
Kỳ lạ loại nấm “mọc” trên ngọn cây, giá chục triệu được ví như “thần dược” ở Việt Nam / Vui tay ngồi nạo “khối lạ lùng”, người đàn ông tiếc ngẩn ngơ vì không biết đó là báu vật
Nhưng hàng ngàn năm trôi qua, nơi nào mới là vương quốc Nữ nhi quốc (hay Tây Lương Nữ quốc) trong Tây du ký ? Đây là một điều bí ẩn chưa có lời giải đáp, cho đến khi vào năm 2013 các nhà khảo cổ học phát hiện ở tỉnh Tứ Xuyên một thành phố cổ nằm sâu trong rừng.
Dựa trên các hiện vật sau khi khai quật các nhà khảo cổ tin rằng đây có thể là thành phố Nữ nhi quốc trong thuyền thuyết.
Vào tháng 5 năm 2013, các nhà khảo cổ Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra, khai quật khảo cổ về địa điểm được cho là của vương thành di chỉ Nữ nhi quốc tại một thị trấn của tỉnh Tứ Xuyên -Trung Quốc.
Những bức tường thành dày 4 mét của vương thành cổ.
Địa điểm cổ thành di chỉ nằm ở phía tây của ba đỉnh núi, hình một con chim, có tường thành bao quanh và bố cục kiến trúc của một thành phố ẩn dưới rừng là những bức tường đá cao tồn tại sau hai nghìn năm, sau bức tường có độ dày 4 mét là những tàn tích phần còn lại của các ngôi nhà, con đường được lát gạch.
Các nhà khảo cổ tin rằng việc bảo tồn di chỉ ở khu vực này là rất hoàn hảo, chủ yếu là do nó được xây dựng tại nơi hẻo lánh xa xôi trong núi, cách ly thế giới bên ngoài, cổ thành vẫn còn sót lại dấu tích của các tòa tháp canh ở trên các bức tường của thành phố một số học giả đã suy luận rằng đây là vị trí của vương thành Nữ nhi quốc.
Tuy nhiên, những suy đoán vẫn là suy đoán, cần lượng lớn bằng chứng khảo cổ học để chứng minh, các chuyên gia đã thu thập gạch men, gạch xanh, gạch sứ trắng xanh và các mảnh đồ sứ còn sót lại, cũng như phật thủ gốm trang trí hoa sen, chuyên khảo cổ cho rằng cổ thành được tìm thấy ở Tứ Xuyên là địa điểm nghi vấn lớn nhất, phù hợp với vị trí, địa lý, lịch sử của Nữ nhi quốc.
Theo nhà sử học Tiền Văn Trung có nghiên cứu về ghi chép của Huyền Trang (Đường Tăng) tại "đại Đường Tây Vực" nói về vương quốc "Nữ nhi quốc" có đoạn ghi: Người đứng đầu của vương quốc là nữ nhân, còn gọi là Nữ vương, chồng của Nữ vương không tham gia vào chính sự, đàn ông ở đây không được coi trọng, phụ nữ có quyền lực cao nhất.
Ông cho rằng, dựa trên những tư liệu của Huyền Trang ghi chép lại trên chặng đường đi thỉnh kinh có đi qua tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Đây rất có thể là đất nước Nữ nhi quốc trong Tây du ký.
Các nhà khảo cổ học đã xác định cổ thành Nữ nhi quốc bằng cách nào?
Theo ghi nhận từ góc độ lịch sử cổ Tây Tạng, các học giả cho rằng vương thành gọi là "Hua Xi", phiên âm tiếng Tây Tạng là "Ka Xiba", Nữ nhi quốc là một bộ tộc bắt nguồn từ mười tám thổ ty bộ lạc.
Trong lịch sử triều đại nhà Tùy và triều đại nhà Đường, Nữ nhi quốc được ghi chép lại rất chi tiết như sau.
Những cuốn sách Tùy thư ghi chép từ triều đại nhà Tùy và nhà Đường.
Theo "Tùy thư" ghi lại: "Nữ nhi quốc, ở phía nam những ngọn đồi, qua các thế hệ đều do nữ nhân làm vua. Nữ vương mang họ Tô, làm hoàng đế hai mười năm, chồng của nữ vương không được tham gia chính sự. Đàn ông trong vương quốc chỉ phục vụ như một người lính.
Trên núi được chia thành các tầng tạo nên vương thành, tầng năm, tầng sáu có khoảng hơn vạn dân. Tầng chín cao nhất là nơi của Nữ vương ở và có mấy trăm thị nữ hầu hạ".
Tùy sử ghi chép, vào thời điểm đó Nữ nhi quốc có 4 vạn dân, trong đó binh lính hơn 1 vạn người, trong vương thành có hơn 80 thị trấn nhỏ ở giữa thung lũng, người dân thường sống ở tầng tháp thứ sáu và Nữ vương sống ở tầng chín cao nhất.
"Tùy thư" còn ghi chép thêm: "Phụ nữ ở vương quốc này có quyền lực cao nhất, người đàn ông ở đây phải phục tùng vô điều kiện, đàn ông và phụ nữ đều phải tô son, đánh phấn, mọi người đều phải để tóc dài, ở đây là khí hậu lạnh nên hầu như mọi người đều phải đi giày da thú vì vậy săn bắn là ngành công nghiệp phát triển.
Kim cương, chu sa, xạ hương, tuấn mã…để phục vụ cho vương triều.
Nữ vương được bảo vệ bởi mấy trăm nữ thị vệ. Nếu Nữ vương qua đời, nữ vương quốc nội bỏ ra đại lượng tiền tài tiến hành hậu táng theo nghi lễ cao nhất, sau đó tuyển chọn thiết lập hai nữ nhân làm vua, người lớn tuổi gọi là "Đại vương" và một người trẻ tuổi được gọi là "Tiểu vương".
Sau này "Đại vương" băng hà, thì "Tiểu vương" sẽ kế vị. Theo nghi lễ ở đất nước Nữ nhi quốc nếu quý tộc chết họ sẽ được lột da, bỏ những mảnh vàng vụn và thịt vào trong chai rồi chôn cất, theo tín ngưỡng ở đất nước Nữ nhi quốc họ thờ là thần Ashura, và thờ một vị thần cây".
Trong quyển số 197 "Đường thư" có ghi chép: "Nữ nhi quốc tên thật là Đông nữ quốc, một nhóm khác của Xi Kiều, phía Tây là đất nước nữ nhân, kiến trúc của đất nước này là các tòa tháp cao, dân cư sống ở tầng thứ 5 và tầng thứ 6, nữ vương sống ở tầng thứ 9 cao nhất, đất nước này phụ nữ có quyền lực cao nhất, đàn ông chỉ phục vụ như một người lính".
Phong tục truyền thống tại vương quốc nữ giới
Diện tích đi từ đông đến phía tây hết 9 ngày đường, từ nam sang bắc cũng đi hết 20 ngày đường, tại vương thành có hơn 80 thị trấn nhỏ, phía nam giáp sông Lệ Giang và họ sử dụng các con bò thay cho thuyền khi qua sông.
Phong tục của Nữ nhi quốc cũng tương tự như phong tục của các bộ lạc cổ đại, Nữ nhi quốc có bói toán và phong tục tang lễ độc đáo, theo "Đường thư" ghi chép: "Mỗi lần đến tháng 10 hàng năm, thầy phù thủy sẽ làm nghi thức đập phá núi, rải lúa mì trong không khí và nguyền rủa những con chim, sẽ có một con chim hay một con gà, bay vào vòng tay của phù thủy sau đó mổ bụng con vật để biết điềm lành hay điềm xấu".
Theo các ghi chép lịch sử, nữ nhân ở vương quốc này nếu có tang, thì họ mặc trang phục một màu không được thay đổi cho đến hết mãn tang và cha mẹ người nhà không chửi thề trong ba năm.
Vương quốc phụ nữ này ăn mặc trang phục rất độc đáo. Theo "Đường Thư" có ghi: Nữ vương mặc quần áo len màu xanh lá cây, viền cổ áo và viền trên áo choàng trang trí màu xanh đậm, cổ tay áo kéo dài xuống dưới đất. Phụ nữ ở đất nước này đều mặc màu xanh lam, trong khi đó đàn ông lại phải mặc màu vàng đất.
Đất nước Nữ nhi quốc có quan hệ hảo hữu cùng vương triều Đại Đường. Để giữ mối quan hệ, hàng năm Nữ nhi quốc đều phái sứ giả sang nạp cống hiện vật cho vương triều nhà Đường. Vào thời Võ Tắc Thiên chấp chính thì sắc phong Nữ nhi quốc là viên ngoại tướng quân, Nữ nhi quốc phái nhiều sứ giả vào vương triều Đường.
Nhưng sau này bộ tộc Thổ Phiên trở nên hùng mạnh, Nữ nhi quốc bị bộ tộc Thổ Phiên chiếm lĩnh. Nữ nhi quốc thành một phần của bộ tộc Thổ Phiên là nơi giao dịch thương mại giữa triều đại nhà Đường cùng Tây Vực.
Tại sao Nữ nhi quốc vẫn giữ chế độ mẫu hệ?
Các học giả trải qua nghiên cứu và phát hiện, nữ nhi quốc nằm ở vị trí nơi rừng sâu, với điều kiện sản xuất lạc hậu và đất đai ít, thực hành chế độ một vợ một chồng, con trai sẽ sống riêng sau khi kết hôn, vương quốc không có quá nhiều sự phân phối tài nguyên sản xuất, vì vậy để thích nghi với môi trường, chế độ đa thê được thực hiện.
Một số chuyên gia cho rằng vì sức sản xuất thấp và thực tế là Nữ nhi quốc nằm trong một khu vực hẻo lánh, cô lập, ít lao động đòi hỏi sức của đàn ông, vì vậy lợi thế của đàn ông không thể phát huy và phụ nữ nắm quyền thống trị.
Ngày nay người ta cho rằng Nữ nhi quốc trong Tây du ký là dân bộ tộc Mosuo nằm ở một vùng rừng núi heo hút trên cao nguyên Minh Châu, làng Vĩnh Ninh, huyện Ninh Lạng, phía tây bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Những cô gái người dân tộc Mosuo, được xem là hậu duệ của Nữ nhi quốc trong Tây du ký.
Theo các học giả vào những năm 1960 đã nghiên cứu về "Nữ nhi quốc": "Con cái người Mosuo đều sống với mẹ, không hề có quan hệ xã hội hoặc kinh tế với người cha.
Theo phong tục ở đây những chàng trai, cô gái có quan hệ "hôn nhân đi bộ" hay tập tục "tẩu hôn" sẽ gọi nhau là "A Tiêu" hay "Tiêu Ba", "A Tiêu" cũng để thân mật nhất trong quan hệ nam nữ vì trong tiếng Mosuo không có từ "vợ", "chồng", đêm đến, sáng đi vì thế hai từ "cha đẻ" cũng không hề có.
Hiện tượng này đã có từ rất lâu đời trong xã hội thị tộc mẫu hệ thời nguyên thủy và được tộc người Mosuo bảo tồn cho đến hôm nay kiểu gia đình "mẫu hệ" phụ nữ thống trị tất cả".
Sau lịch sử di cư và tranh đấu sinh tồn lâu dài với nhiều bộ lạc khác, Nữ nhi quốc dần biến mất nhưng tập tục của họ vẫn còn lưu truyền lại cho đến ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách