Khám phá

Nữ quái duy nhất trong Tây Du Ký khiến Thần Phật “bó tay” là ai?

Thiết Phiến Công Chúa – Bà La Sát, chủ nhân của Quạt Ba tiêu là nhân vật duy nhất xuất hiện trong các kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng không bị huynh đệ Ngộ Không đánh chết hay thần Phật thu phục.

Vòng đầu lâu của Sa Tăng: Bí mật đáng sợ ít biết trong Tây Du Ký / 10 yêu quái tốt bụng nhất trong Tây Du Ký, vị trí số 1 ít người có thể đoán ra!

Tiên quạt sắt – Thiết Phiết Công Chúa

Hỏa Diệm Sơn là do Ngộ Không mà ra, căn nguyên là từ lần chàng Khỉ đạp đổ lò bát quái của Thái Thượng lão quân hơn 500 năm trước. Nhưng kiếp nạn Hỏa diệm Sơn khiến bộ ngũ thỉnh kinh thất điên bát đảo thì tác nhân số một là ở nàng La Sát không chịu cho mượn quạt Ba Tiêu vì hận Ngộ Không sau vụ con trai Hồng Hai Nhi bị “ép” làm đệ tử của Bồ Tát. Ấy vậy mà nàng ta lại không chịu bất kì một hình phạt nào (ngoài việc mất chồng – Ngưu Ma Vương), cũng chẳng ai dám đụng đến nàng, sau còn ung dung lên núi tu hành mà thành chánh quả.

nu quai duy nhat trong tay du ky khien than phat “bo tay” la ai? hinh anh 1

Thiết Phiết Công Chúa và kiếp nạn Hỏa Diệm Sơn của thày trò Ngộ Không.

Rõ ràng là có sự “phân biệt đối xử” giữa Thiết Phiến và tuyệt đại đa số các yêu ma quỷ quái từng xuất hiện trong các kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng. Và dĩ nhiên, nếu Thiết Phiến được “đối xử” đặc biệt thì nàng ta đương nhiên là một nhân vật có tầm cỡ.

Cư dân trong vùng Hỏa diệm Sơn gọi nàng là “Tiên quạt sắt”, cái danh hiệu “Thiết phiến Công Chúa” cũng là do người nơi này đặt. “Tiên quạt sắt có cây quạt Ba tiêu, quạt một cái thì lửa tắt, quạt hai cái thì sanh gió, quạt ba cái thì mưa xuống. Chúng tôi làm ruộng mới có nếp mà làm bánh. Bằng không thì cỏ mọc cũng chẳng đặng. Thiên hạ xứ nầy, cứ mười năm đậu bạc tiền và mua lễ vật, thịt, dê, heo, ngỗng, đồng ăn chay tắm gội, đem lễ đi thỉnh tiên Thiết Phiến đến quạt một kỳ”.

Còn những người không chịu ơn Thiết Phiết thì đơn giản gọi nàng là Bà La Sát – đây trước sau chính là tên thật của Thiết Phiến, như ông tiều phu mà Ngộ Không gặp trên đường đi tìm mượn quạt chẳng hạn: “Núi Tùy vân, ở tại phía Tây Nam, có động Ba tiêu, cách đây chừng một ngàn năm trăm dặm. Có bà La Sát gọi rằng Thiết Phiến công chúa, là vợ Ngưu Ma Vương đấy thôi.

nu quai duy nhat trong tay du ky khien than phat “bo tay” la ai? hinh anh 2

Thiết Phiến – Bà La Sát là vợ cả của Ngưu Ma Vương.

 

Nguồn gốc xuất thân của La Sát, được chính Ngưu Ma Vương nhắc tới trong đoạn dỗ dành vợ hại Ngọc Diện Công Chúa – khi nàng Hồ Ly tinh chạy vào động mách rằng mình bị kẻ theo lệnh La Sát đến rước chồng về (chính là Ngộ Không giả danh) rượt đánh: “Chẳng dám nói giấu mỹ nhơn, tuy động Ba tiêu ở chẻ mặc dòng, chớ thanh tịnh nghiêm trang lắm. Còn Thiết Phiến công chúa là tiên nữ, không phải tầm thường, dầu con trai nên mười cũng không cho vào cửa động, lẽ nào lại cậy hòa thượng ấy mà qua rước ta. Có khi con yêu nào nó giả hình, tìm ta có chuyện chi đó, để ta coi thử là ai”.

Như vậy, chi tiết quan trọng đầu tiên có thể xác minh, qua lời anh Ngưu, đó là La Sát “là tiên nữ”. Nhưng tiên nữ thì vẫn còn chung chung quá. Bởi trên Thiên đình có biết bao nhiêu cung, bấy nhiêu điện, Thiết Phiết là tiên nữ thuộc phẩm cấp nào, coi sóc công việc gì trước khi xuống hạ giới? Thật may, chúng ta có một số manh mối quan trọng.

Lai lịch không tầm thường của bà La Sát

Đầu tiên, chính là quạt Ba Tiêu. Nói về cây quạt này, nàng La Sát có những câu như sau: “Ấy là bửu bối của ta, lẽ nào cho mượn bất tử” (trong lần đầu Ngộ Không tới mượn quạt), rồi “Ðại vương cách hai năm nay, chắc là say mê Ngọc Diện công chúa ngày đêm, nên tinh thần hao tổn, đến nỗi quên báu nhà” (trong lần Ngộ Không đóng giả Ngưu Ma Vương).

nu quai duy nhat trong tay du ky khien than phat “bo tay” la ai? hinh anh 3

Thiết Phiến hận Ngộ Không chuyện con trai Hồng Hài Nhi nên nhất quyết không cho mượn quạt Ba Tiêu.

 

Tây Du Ký hồi 55 tả chuyện Ngộ Không bị La Sát “quạt một cái bay mất biệt mù… bay thẳng hết một đêm tới sáng, mới sa nhằm chót núi kia”. Chính là núi Tiểu tu di, nơi có Linh Kiết Bồ Tát. Tại đây, khởi nguyên của Quạt Ba Tiêu được Linh Kiết Bồ Tát thuật lại rõ hơn: “Nàng ấy là La Sát, gọi là Thiết Phiến công chúa có cây quạt Ba tiêu, nguyên gốc cây quạt ấy sanh tại núi Côn lôn, từ thuở khai thiên lập địa, nó thuộc âm nên quạt tắt lửa. Nếu quạt người thời bay tới tám muôn bốn ngàn dặm mới ngừng”.

Quạt Ba Tiêu là bảo bối của La Sát, chính là linh bảo trời đất. Nhưng Quạt Ba Tiêu vốn thuộc sở hữu của Thái Thượng Lão Quân kia mà. Trong thần thoại Đạo giáo, thì Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất, chính là nguyên khí thời hỗn mang ngưng kết mà thành, chỉ sau Nguyên Thuỷ Thiên Tôn. Thái Thượng Lão Quân ở tại cung Đâu Suất, tại tầng trời thứ 33. Trong cung Đâu Suất có lò Bát quái là nơi luyện các loại tiên đơn thánh thuỷ để trường sinh bất tử.

Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân không nhắc tới việc Quạt Ba tiêu có 2 chiếc, một là vật bất ly thân của Thái Thượng Lão Quân, một là “báu nhà” của Thiết Phiết hay trước sau chỉ có duy nhất một chiếc. Nhưng dù là độc nhất hay có 2 bản thì nguyên gốc của Quạt Ba Tiêu đều sanh từ núi Côn Luân, tử thuở khai thiên lập địa, và đều có liên quan đến Thái Thượng Lão Quân.

nu quai duy nhat trong tay du ky khien than phat “bo tay” la ai? hinh anh 4

Nhưng Bà La Sát là một nhân vật có lai lịch không hề tầm thường.

 

Thiết Phiến dù là tiên nữ nhưng đương nhiên không thể là “cùng thời” với Thái Thượng Lão Quân vốn có trước cả Trời Đất được. Tuy nhiên, Quạt Ba Tiêu, lò bát quái là những thứ gợi mở cho xuất thân của nàng tiên này. Một cách rõ ràng, La Sát chính là tiên nữ cấp dưới, phụng sự tại cung Đâu Suất của Thái Thượng Lão Quân. Phẩm cấp của nàng tới mức nào, thật khó đoán định nhưng chắc chắn mối quan hệ giữa La Sát và Thái Thượng Lão Quân khá là sâu sắc nên nàng ta mới sở hữu một báu vật như Quạt Ba Tiêu.

Thiết Phiến là Tiên cô dưới quyền Thái thượng Lão Quân

Vậy tại sao đang là tiên ở tầng mây thứ 33, tại cung Đâu Suất mà La Sát lại bị đầy xuống trần. Điều này thì đích thị có liên quan tới Ngộ Không vậy. Trong lần đại náo Thiên đình hơn 500 năm trước, Tề Thiên Đại Thánh đã ăn cả vốc linh đan của Thái thượng, khi bị đốt trong lò bát quái bảy bảy bốn chín ngày không chết, thì đạp đổ lò mà thoát ra ngoài. Than lửa từ lò Bát quái của Thái Thượng Lão Quân rơi xuống trần gian tạo ra Hỏa diệm Sơn.

Tề Thiên Đại Thánh vì đủ chuyện làm náo loạn Thiên Đình, phải chịu cảnh giam cầm hơn 500 năm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn. Và những nhân vật liên quan đến việc cung Đâu Suất và lò bát quái của Thái Thượng Lão quân bị hư hại cũng phải chịu tội liên đới. Tới đây chúng ta đến với lời kể của Thổ Địa ở Hỏa diệm Sơn với Ngộ Không ở hồi 59:

nu quai duy nhat trong tay du ky khien than phat “bo tay” la ai? hinh anh 5

Sở hữu quạt Ba Tiêu, từng là cấp dưới thân cận của Thái thượng Lão quân, Thiết Phiến là kẻ mà không Thần Phật nào dám động tới.

 

“Xin Ðại Thánh đừng nóng nảy, chắc là Ðại Thánh không quên tôi. Nguyên thuở xưa không có hòn núi nầy, từ khi Ðại Thánh bị Lão Quân bỏ vào lò bát quái mà đốt, bị Ðại Thánh nhảy ra đá đổ lò than và rớt ít tấm gạch xuống đất, mới hóa ra núi nầy. Còn tôi là đạo sĩ giữ lò bát quái, bị Lão Quân bắt tội tôi không coi cho kỹ nên đày xuống làm Thổ Ðịa Hỏa diệm Sơn”

Như vậy, Thổ Địa này nguyên là “đạo sĩ phụ lò” – lời Bát Giới – vì liên đới tới sự vụ của Ngộ Không hơn 500 năm trước tại cung Đâu Suất mà bị đày xuống trần gian. Có Hỏa diệm Sơn, mới xuất hiện Thổ Địa của núi này. Có Hỏa Diệm Sơn mới nảy ra Thiết Phiết công Chúa. Nàng La Sát, hẳn nhiên, cũng bị đày xuống trần cùng đợt. Nhưng hẳn là do tội nhẹ hơn, phẩm cấp trên thiên đình cao hơn hẳn nên La Sát có chế độ vượt xa tay đạo sĩ: Sở hữu một ngọn núi (Túy Vân), có cơ ngơi đàng hoàng (động Ba Tiêu), lại được cấp Quạt Ba Tiêu để “cứ mười năm… thỉnh tiên Thiết Phiết đến quạt một kỳ”.

Gây ra kiếp nạn cho bộ ngũ thỉnhkinh, Thần Phật cũng chẳng dám động tới

Cuối hồi 60, nhân đoạn Ngưu Ma Vương bị quây đánh, hết đường tháo thân trước động Ba Tiêu, đành phải kêu vợ mình – Thiết Phiết đưa ra quạt Ba Tiêu, tác gia Ngô Thừa Ân viết thế này: “La Sát nghe kêu, liền cởi đồ sắc phục, thay áo trắng theo cách đạo cô, cầm cây quạt ra trước cửa động, quì xuống thưa rằng:- Xin các vị tha chồng tôi khỏi thác, tôi xin cho Tôn thúc thúc mượn cây quạt mà quạt Hỏa diệm sơn”.

Hãy chú ý, sau khi La Sát xuất hiện với vẻ ngoài đạo cô và nói câu đó, thì Lý Thiên Vương – Na Tra dắt chàng Ngưu bay về trời, còn tất cả các chư thần đều lui hết. Rõ ràng, họ trước sau không hề có ý mạo phạm tới La Sát, đủ hiểu vai vế của nàng – dù trong thân phận của kẻ bị đày dưới trần gian – là không hề tầm thường.

 

Trong bộ ba “phản diện” của kiếp nạn Hỏa Diệm Sơn thì Ngưu Ma Vương bị cha con Lý Thiên Vương – Na Tra thu phục, chấp nhận quy y cửa phật, vợ hai của Ngưu – Ngọc Diện Công Chúa, nguyên là Hồ Ly Tinh thì bị Bát Giới đánh chết. Còn Thiết Phiết thì sao?

Đây là cái kết của nàng ta sau khi Tôn Ngộ Không quạt 49 lần mưa xuống dập tắt hoàn toàn Hỏa Diệm Sơn, được Ngô Thừa Ân viết ở cuối hồi 60: “Tôn Hành Giả quạt y số, mưa xuống ngay núi dầm dề. Ðoạn xong rồi trả quạt cho La Sát, La Sát niệm chú thâu nhỏ lại, ngậm vào miệng, tạ từ lên núi tu hành, sau cũng thành chánh quả, trong kinh còn để tiếng muôn đời”.

Tất cả các tác nhân gây ra kiếp nạn cho bộ Ngũ thỉnh kinh, chỉ duy nhất Thiết Phiến công Chúa – bà La Sát có cái kết viên mãn vậy!

La Sát: Đây là một hình tượng của Phật giáo (thường liên hệ với Atula hoặc Dạ xoa), nằm trong Bát Bộ thiên Long, ý chỉ hiếu chiến, là 1 trong 8 loại hữu tình của thần thoại Phật Giáo. Trước hung ác, sau được Phật chuyển hóa thành những thật vật hộ tri Phật Pháp. La Sát có Nam La Sát và Nữ La Sát. Nam La Sát thường trong hình dạng quái nhân, xấu xí, thân đen tóc đỏ, mắt xanh. Nữ La Sát vẻ ngoài xinh đẹp, đầy quyến rũ.
Thiết Phiến Công Chúa: Nguyên gốc của Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân dựa trên vở kinh kịch 6 cuốn 24 hồi của Dương Cảnh Hiển, thời Nguyên Minh. Hồi 19 bản Dương Cảnh Hiền viết về nữ quái tên Thiết Phiến, chính là hình tượng nguyên thủy đầu tiên của Thiết Phiết Công Chúa. Vốn là tiên nữ, quản lý bảng Phong Thần trên Thiên Đình, do một lần rượu say đắc tội với Vương Mẫu bị đầy đến núi Thiết Tha, gần Hỏa Diệm Sơn. Vũ khí của Thiết Phiến là cây quạt nặng hơn ngàn cân, phóng to thu nhỏ tùy ý, pháp lực vô song. Ngộ Không mượn quạt không được, đánh cũng không nổi sau nhờ Quan Âm và nhiều Chư thần giúp sức mới thu phục được.


Theo Thanh Xuân/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm