Nữ thi nhân bi thảm nhất thời Đường, 26 tuổi bị xử tử, 2 câu thơ tình lưu truyền thiên cổ
Dị thường từ trường bao trùm Iraq: Báu vật 3.000 năm 'lên tiếng' / Bộ tộc chọc thủng màng nhĩ từ bé để có thể bơi lặn như cá, một bộ phận trên cơ thể lớn bất thường
Hàm Thông năm thứ 20 (niên hiệu của triều Đường), tức năm 871, trên một pháp trường trên phố ở thành Trường An có một nữ phạm nhân đang quỳ, cho dù là mặc bộ áo tù, đầu tóc cũng rối bời nhưng vẫn không che được dung nhan xinh đẹp tuyệt trần của nàng. Chuẩn bị tạm biệt thế giới này, trên mặt nàng lại chẳng hề có chút hoang mang, lo sợ, dường như đã nhìn thấu mọi điều, hay có thể là trên thế giới này đã chẳng còn người nào hay vật gì đáng để nàng lưu luyến nữa.
Dù có tài mạo song toàn nhưng cuộc đời của Ngư Huyền Cơ là một tấn bi kịch (Ảnh minh họa)Giờ hành quyết đã đến, quan hành hình hô một tiếng, đao phủ tay giơ đại đao, một nhát đao hạ xuống, một đời tài nữ kết thúc tại đây. Nàng không phải là ai khác mà chính là một tài nữ trứ danh ở thời kỳ Vãn Đường – Ngư Huyền Cơ. Đang ở độ tuổi thanh xuân đẹp đẽ, hơn nữa còn là một thi nhân nổi tiếng, tại sao Ngư Huyền Cơ lại bị xử tử?
Ngư Huyền Cơ, nhũ danh “Ấu Vi”, tự là “Huệ Lan”, sinh ra tại Trường An năm 844. Cha nàng là một thư sinh không may thi trượt, học rộng nhưng lại nhiều lần thi không đỗ, từ khi con gái chào đời, ông đã đặt hết hy vọng vào cô con gái của mình. Ông gạt bỏ tư tưởng cổ hủ “nữ nhi bất tài mới là đức”, đích thân dạy nàng đọc sách viết chữ, còn mời thầy về dạy nàng cầm kỳ thi họa.
Ngư Huyền Cơ trời sinh thông minh, lanh lợi, không hề phụ lòng kỳ vọng của cha, 5 tuổi xuất khẩu thành văn, 7 tuổi đã biết viết thơ, cái tên nói nên con người nàng chính là một nữ thần đồng. Nhưng nào ai biết được tai họa ập đến khi nào, cha nàng lại lâm bệnh nặng qua đời, gia đình vốn không hề khá giả, nay lại càng khốn đốn hơn. Để có thể tiếp tục sinh tồn, mẹ nàng đã phải tìm một công việc vừa khổ vừa mệt, đi giặt quần áo, dệt vải cho người khác, cuộc sống vô cùng cơ cực.
(Ảnh minh họa)
Người ta nói tiếng lành đồn xa, Ngư Huyền Cơ đa tài đa nghệ, viết không ít thi ca, tuy còn có chênh lệch lớn so với các tác giả nổi tiếng, nhưng nàng chỉ là thiếu nữ mới 11-12 tuổi, có được thành tích như vậy quả thực không hề dễ dàng. Không lâu sau, tác phẩm của nàng lưu truyền rộng rãi, tên tuổi ngày một tăng cao, thậm chí còn được mệnh danh là thiên tài thi nhân. Ôn Đình Quân sống ở Trường An cũng nghe nói tới câu chuyện liên quan tới Ngư Huyền Cơ.
Ôn Đình Quân lúc này cũng đã nổi danh khắp thiên hạ, đi tới đâu cũng trở thành tiêu điểm của nơi đó, không ít đại quan, quý nhân đều là người hâm mộ của ông. Một hôm, trải qua một hồi nghe ngóng, Ôn Đình Quân một mình tới nhà của Ngư Huyền Cơ khiến nàng khi ấy sững người, có nằm mơ nàng cũng không thể ngờ rằng người đứng trước cửa nhà mình lại là thần tượng Ôn Đình Quân, nhất thời không biết phải làm sao.
Ôn Đình Quân mỉm cười, bảo nàng không cần câu nệ, cứ coi như là nói chuyện với người lớn thôi. Sau khi nàng bình tĩnh lại, Ôn Đình Quân quyết định thử tài năng của nàng, thế nên đã bảo nàng làm một bài thơ. Ngư Huyền Cơ không hề chậm trễ, chỉ mất mấy chục giây đã làm xong một bài thơ:
“Thúy sắc liên hoang ngạn,
Yên tư nhập viễn lâu.
Ảnh phố xuân thủy diện,
Hoa lạc điếu nhân đầu.
Căn lão tàng ngư quật,
Chi đê hệ khách chu.
Tiêu tiêu phong vũ dạ,
Kinh mộng phục thiêm sầu”.
Đọc xong bài thơ của Ngư Huyền Cơ, nụ cười trên mặt Ôn Đình Quân càng đậm hơn, lúc này mới hài lòng về tài hoa của nàng. Trước lúc ra về, Ôn Đình Quân nhắc nhở nàng tiếp tục cố gắng, đồng thời đưa cho nàng một khoản tiền giúp nàng giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Từ đó về sau, Ôn Đình Quân thường xuyên tới thăm Ngư Huyền Cơ, chỉ dẫn một vài điểm về mặt sáng tác thi ca. Quan hệ thầy trò này giữa hai người duy trì được hơn 2 năm.
(Ảnh minh họa)
Theo thời gian, Ngư Huyền Cơ đã trở thành một cô thiếu nữ xinh đẹp tài năng, suy nghĩ của nàng cũng trưởng thành hơn người cùng tuổi rất nhiều. Tình cảm mà nàng dành cho Ôn Đình Quân ngoài tình thầy trò ra còn có một tình cảm đặc biệt, đó là tình yêu. Có lẽ Ôn Đình Quân cũng cảm nhận được điều này, nhưng ông không muốn tin đây là sự thật, bởi hai người có khoảng cách tuổi tác quá lớn, hơn nữa, trong lòng Ôn Đình Quân còn có chút tự ti, vì ông có vẻ ngoài xấu xí.
Để tránh việc vượt quá ranh giới giữa hai người, Ôn Đình Quân bắt đầu cố tình né tránh Ngư Huyền Cơ. Ông cho rằng đây là cách làm lý trí, nhưng lại vô tình làm tổn thương Ngư Huyền Cơ, thậm chí còn gián tiếp gây ra kết cục bi thảm của nàng. Năm Ngư Huyền Cơ 15 tuổi, dưới sự giới thiệu của Ôn Đình Quân, nàng quen biết với Trạng nguyên Lý Ức, đồng thời cùng năm đó còn gả cho Lý Ức.
Khi ấy, Lý Ức đã có gia đình, Ngư Huyền Cơ chỉ là vợ lẽ, chính thất đố kỵ dung nhan và tài hoa của Ngư Huyền Cơ, bắt Lý Ức làm giấy bỏ nàng. Do nhà ngoại của chính thất có thế lực, Lý Ức không dám không nghe, đành phải đưa Ngư Huyền Cơ vào đạo quán (nơi các đạo sĩ tu hành), đồng thời còn hứa hẹn với nàng rằng 3 năm sau sẽ đón nàng về. Miệng lưỡi đàn ông là thứ không đáng tin nhất trên đời, Ngư Huyền Cơ ngây thơ tin vào lời nói của hắn, cứ lặng lẽ chờ đợi hắn tới.
(Ảnh minh họa)
Chớp mắt 3 năm đã trôi qua, Lý Ức lại chẳng hề xuất hiện như ước hẹn, hơn nữa đến một lá thư cũng không hề có, giống như bốc hơi khỏi nhân gian vậy. Ngư Huyền Cơ nhận ra bản thân đã nhìn lầm người, nàng không còn tin vào tình yêu nữa, bắt đầu buông thả bản thân, qua lại với các văn nhân mặc khách rất thân mật, mặc cho người đời đánh giá nàng như thế nào.
Năm 25 tuổi, nàng vô tình giết chết tì nữ, sau khi sự việc xảy ra bị quan phủ bắt lại, không ít người cầu xin cho nàng, nhưng Kinh Triệu Quân (quan phủ) Ôn Chương vẫn hạ lệnh chém đầu nàng. Ngư Huyền Cơ ra đi, Ôn Đình Quân với mái tóc bạc đứng nhìn rơi lệ, nhưng ông không biết rằng, ông lại là người đàn ông duy nhất mà Ngư Huyền Cơ yêu.
(Ảnh minh họa)
Cuộc đời của Ngư Huyền Cơ ngắn ngủi như một ngôi sao băng vụt qua trên bầu trời, nhưng nàng đã để lại 50 bài thơ xuất sắc cho thế gian. Trong đó, “Tặng lân nữ” là bài nổi tiếng nhất, trong đó có 2 câu: “Dịch cầu vô giá bảo, nan đắc hữu tình lang” (Tạm dịch: Bảo vật vô giá thì dễ có được nhưng một đấng lang quân chân tình lại vô cùng hiếm có) được lưu truyền ngàn năm.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trái đất xuất hiện vết rách khổng lồ, quốc gia lớn thứ 2 thế giới sợ hãi cảnh báo đại thảm họa
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn
Danh tính vị Đại tướng người Nam Bộ đầu tiên và duy nhất đến nay: Sự nghiệp lừng lẫy, về hưu đi trồng dừa
CLIP: Bị linh cẩu cắn vào chỗ hiểm, trâu rừng đực nhận cái kết khó tin
Sự thật hiếm ai biết về thân thế của Chí Phèo, bất ngờ danh tính hậu duệ nay vẫn sống ở làng Vũ Đại
CLIP: Cả gan đối đầu với voi châu Phi trưởng thành, tê giác bị đối thủ húc lật ngửa bụng