Nữ tiến sĩ ‘Tây học’ đầu tiên của Việt Nam: Vẻ vang trời Âu rồi ‘mất hút’ trong lịch sử học thuật nước nhà
Tại sao cục vàng nổi lộ thiên nặng 45 tấn nằm sát Việt Nam nhưng không ai khai thác? / Người phụ nữ tài giỏi bậc nhất lịch sử Việt Nam: Đàn ông vinh dự lắm mới được gặp, bỗng ‘mất tích’ đầy bí ẩn
Ngày 19/3/1935 tại 1 thành phố của Pháp, 1 cô gái người Việt Nam đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ tiến sĩ “Tây học” đầu tiên của Việt Nam. Cô gái đó là Hoàng Thị Nga sinh năm 1903, tại Đông Ngạc, Hà Đông, Hà Nội.
Bà Hoàng Thị Nga sinh ra trong 1 gia đình tri thức, cha của bà là quan tuần phủ Hoàng Huân Trung. Anh em của bà có nhiều người là trí thức, chẳng hạn ông Hoàng Cơ Nghị - cử nhân khoa vật lý học, giáo sư Trường trung học Bảo hộ, ông Hoàng Cơ Bình học bên Pháp về Y khoa.
Di ảnh của TS Hoàng Thị Nga tại bàn thờ từ đường họ Hoàng ở Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Ngay từ nhỏ, bà Hoàng Thị Nga đã bộc lộ năng khiếu học tập xuất sắc. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất ở Việt Nam, bà sang Pháp học tú tài phần 2 rồi vào học tại Viện Khoa học (Faculté des Sciences) ở Paris. Sau khi đỗ cử nhân về khoa học, bà học và bảo vệ luận án tiến sĩ vào ngày 19/3/1935. Bài luận văn bảo vệ tiến sĩ của bà được cả hội đồng ca ngợi và bà lấy bằng loại ưu. Thời điểm đó, bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên lấy được bằng tiên sĩ khoa học, làm vẻ vang cho tên tuổi của Việt Nam ở trời Âu.
Cách đây nhiều năm, trên tạp chí Xây dựng Đảng, GS Hoàng Xuân Sính (chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long) cũng đã nhắc đến TS Hoàng Thị Nga. Ông cho biết:"Người phụ nữ đầu tiên đỗ tiến sĩ tây học là bà Hoàng Thị Nga, tiến sĩ Vật lý - một ngành học khó với phụ nữ. Bà được Toàn quyền Pháp Đờ-cu, đại diện chính quyền Pháp ở Đông Dương tiếp lúc mới từ Pháp về sau khi đỗ tiến sĩ.
Hồi đó nam giới người nào được tiếp xúc với Hoàng Thị Nga đều lấy làm vinh hạnh và cũng phải chuẩn bị trước lời ăn, tiếng nói để không hở ra những câu kém tri thức làm hổ thẹn đấng mày râu! Ngoài một số ít ỏi phụ nữ có bằng cấp ra, ta còn có một số những nữ văn sĩ và thi sĩ được biết trong văn học. Trí thức nữ thời đó cũng chỉ có vậy, không nhiều hơn thời phong kiến là bao".
Trang bìa Luận án, trình bày tại khoa khoa học Đại học Paris để nhận bằng tiến sĩ về vật lý, do bà Hoàng Thị Nga trình bày.
Tuy nhiên, hơn 80 năm trôi qua tên tuổi của bà Nga được rất ít người biết đến.Mãi đến tháng 12-2018, gia đình cố GS Đào Văn Tiến (một nhà sinh học) công bố một số đoạn hồi ký của ông, trong đó có đoạn viết về bà Hoàng Thị Nga với tư cách là hiệu trưởng đầu tiên của Trường đại học Khoa học của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (có thể ở đây GS Đào Văn Tiến viết nhầm cao đẳng thành đại học, vì thời điểm đó ta mới chỉ có Trường cao đẳng Khoa học). Theo đó, thời điểm TS Hoàng Thị Nga nhậm chức là cuối năm 1945.
Ngay sau đó, thông tin này đã khiến nhiều người trong giới học thuật nước ta ngạc nhiên. Bởi trong các tài liệu thông tin bà là hiệu trưởng trường Đại học (cao đẳng) Khoa học lại không có bất kì bằng chứng nào. Trong các tài liệu nói về lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (là những trường mà khi thành lập đã "kế thừa" di sản giáo dục đại học mà Pháp để lại), chưa bao giờ cái tên Hoàng Thị Nga được nhắc tới.
Tuy nhiên, trong cuốn ĐH Y Hà Nội - Năm tháng và sự kiện được xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường y, có một số chi tiết nhắc đến TS Hoàng Thị Nga. Trong chương 2 (thời kỳ kháng chiến chống Pháp), khi nói về việc Trường ĐH Y dược hoạt động trở lại ngay sau Cách mạng Tháng Tám. Theo đó, bà Hoàng Thị Nga được chính quyền Pháp cử làm giáo sư Trường Cao đẳng (đại học) Y khoa từ 15-5-1945; và đến 15-8-1945 thì đề bạt hiệu trưởng. Dường như bà chưa được lĩnh lương trong những ngày ấy. Tuy nhiên, theo nguồn tài liệu, bà cũng chỉ giữ chức hiệu trưởng trường Cao đẳng (Đại học) Y khoa trong 1 thời gian ngắn, sau đó bà đã xin từ chức sang Pháp “định cư vì việc riêng”.
Bài báo viết về bà Hoàng Thị Nga trên tờ Tạp chí Khoa Học số 97.
Theo chia sẻ của 1 người cháu trai gọi bà Hoàng Thị Nga là cô – ông Hoàng Kim Đồng đang sống tại Đông Ngạc cho biết, từ sau khi bà Nga sang Pháp thì không còn nắm được nhiều thông tin. Những người ruột thịt biết rõ về bà Nga đều đã qua đời hoặc đã 80-90 tuổi nên giao tiếp cũng khó khăn.
Ông Đồng cho biết, bà Nga ban đầu được an táng tại Nice, Pháp. Ngày 13-9-2000, di cốt bà được cải táng về nghĩa trang Antony, đường Châteney 92160 Antony (Hauts-de-Seine), trong hầm mộ của gia đình ông Hoàng Cơ Thụy (em trai của bà).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Trận chiến giữa chó Becgie và chó Ngao Tây Tạng, kịch tính đến phút cuối
Quốc gia duy nhất trên thế giới cấm ly hôn, đàn ông đều thích 'cắm sừng'
Kỳ lạ loài 'chim bốn cánh' bí ẩn xuất hiện ở Châu Phi
Sức mạnh của Đường Tăng sau khi thành Phật là gì? Ngô Thừa Ân: 'Vượt xa Tôn Ngộ Không và Bồ Tát Quán Âm, chỉ dưới Như Lai'
CLIP: Cuộc chạm trán kinh hoàng, chó Becgie đối đầu trăn khổng lồ và cái kết không tưởng
Kim Dung đặc biệt thêm chữ này vào tên nhân vật: Có người một mình đánh bại 5 đại cao thủ