Nữ tướng độc nhất vô nhị Việt Nam: Làm vợ đại tướng quân kiệt xuất, giặc phương Bắc nghe tên là sợ
Hai chân của Gia Cát Lượng không hề bị thương nhưng khi đánh trận lại luôn ngồi trên xe lăn, tại sao lại như vậy? / Khám phá khu vườn cảnh đẹp nhất Tây Nguyên
Suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có rất nhiều nữ tướng tài ba. Nhưng để kể ra người phụ nữ duy nhất cải trang thành nam giới, xin gia nhập nghĩa quân thì chỉ có Nguyễn Thị Bành.
Chuyện kể rằng, đầu thế kỷ 15, nghĩa quân Hoàng Nghiêu của Nguyễn Chích rất có tiếng tăm ở vùng Thanh Hóa. Nhiều anh hùng hào kiệt nghe danh đã tìm đến đây xin gia nhập. Một hôm, một tráng sĩ trẻ tuổi xin gặp Nguyễn Chích. Người này vóc dáng bé nhỏ, thoạt nhìn trói gà còn không chặt. Nguyễn Chích cho quân ra đấu thử thì nào ngờ chàng thư sinh đã lần lượt đánh bại được các viên tướng của mình. Ông vui mừng nhận thêm vị tướng tài này vào nghĩa quân.
Ảnh minh hoạ.
Sau một thời gian sinh hoạt chung trong nghĩa quân, cuối cùng chàng thư sinh lộ rõ thân phận là một cô gái, tên thật là Nguyễn Thị Bành. Về sau hai người nảy sinh tình cảm và kết hôn với nhau. Nguyễn Thị Bành trở thành phó tướng của nghĩa quân.
Nguyễn Thị Bành giống Nguyễn Chích ở việc rất thích chim bồ cầu và có tài huấn luyện loài chim này. Không chỉ vậy, nàng còn giỏi chiến trận, nhiều lần đích thân cầm quân đánh giặc. Trong số những trận chiến vang danh của Nguyễn Thị Bành, được nhắc đến nhiều nhất là trận giữ thành Yên Mỗ.
Yên Mỗ do Nguyễn Chích xây dựng, nằm tại vị trí hiểm yếu nên quân Minh rất muốn tiêu diệt. Trương Phụ là tướng nổi tiếng nhà Minh đã huy động đội quân đến vây hãm nơi đây. Không chút nao núng, Nguyễn Thị Bành cùng Nguyễn Chích cùng binh lính đánh một trận khiến giặc phương Bắc khiếp sợ, giữ vững căn cứ Yên Mỗ.
Nghĩa quân Hoàng Nghiêu sau đó gia nhập nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi. Nguyễn Chích cùng Nguyễn Thị Bành mang theo đội quân bồ câu do mình huấn luyện để góp sức đánh giặc Minh. Lần nọ căn cứ chỉ có vợ chồng Nguyễn Chích, Nguyễn Thị Bành, Lê Lợi và vài trăm quân thì quân Minh đến đánh úp. Để giải vây, tìm cứu trợ, nữ tướng này đã thả chim bồ câu báo tin, gọi các cánh quân trở về. Sau sự kiện đó, Lê Lợi đã tự tay trao thóc tẩm mật để Nguyễn Thị Bành cho bồ câu ăn.
Đẩy lùi được quân giặc phương Bắc, Lê Lợi lên ngôi, Nguyễn Chích được phong là Đình Thượng Hầu, một trong những khai quốc công thần. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Bành cũng được phong phu nhân, lui về lo việc nhà cửa, quán xuyến mọi việc. Nguyễn Thị Bành luôn là điểm tựa tinh thần cho chồng, từ lúc ông ở đỉnh cao danh vọng đến sau này bị Lê Lợi nghi kị, cách chức.
Đến khi Lê Lợi qua đời, Lê Thái Tông lên ngôi đã cho mời Nguyễn Chích ra làm quan trở lại. Bấy giờ quân Chiêm lại quấy nhiễu nước ta. Vợ chồng Nguyễn Chích, Nguyễn Thị Bành lên đường giữ yên bờ cõi cho đất nước. Sử sách không chép rõ về chuyện này, nhưng dân gian khẳng định nữ tướng lừng lẫy góp công không nhỏ trong việc cùng chồng đẩy lùi quân Chiêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Lão nông nhặt được viên đá đen, sau đó tìm thấy 'kho báu' hơn 347.000 tỷ đồng