Nước biển sẽ dâng thêm 7cm do sông băng Greenland tan chảy nhanh hơn
Theo các chuyên gia, việc sông băng Greenland tan chảy ngày một nhanh hơn đồng nghĩa với việc, mực nước biển sẽ dâng cao thêm 7cm vào cuối thế kỷ này do ảnh hưởng từ Greenland.
Đau lòng chuyện ăn thịt 'nàng tiên cá' dưới biển để... sung mãn ở Phú Quốc / Không người lái, con tàu nặng hơn nghìn tấn thoắt ẩn thoắt hiện trên biển gần 4 thập kỷ?
Theo một nghiên cứu mới, từ những năm 1990 sự hao mòn các khối băng ở Greenland đã gia tăng đáng kể và hiện tại, cứ mỗi năm số lượng băng hao mòn lại tăng hơn bảy lần năm trước.
Đánh giá mới này xuất phát từ các quan sát qua vệ tinh trong khoảng thời gian 26 năm của một nhóm gồm 89 nhà khoa học quốc tế.
Đánh giá mới này xuất phát từ các quan sát qua vệ tinh trong khoảng thời gian 26 năm của một nhóm gồm 89 nhà khoa học quốc tế.

Những khối băng trên sông Greenland tan nhanh khi mặt trời lên.
Theo nghiên cứu của họ, được công bố vào ngày 10/12 trên tạp chí Nature, mực nước biển đang dâng cao do ảnh hưởng của sự tan chảy ở sông băng Grevenland hiện nay được coi là một dự báo bi quan về tương lai.
Andy Shepherd, thuộc Đại học Leeds cho biết:”Có một công thức đơn giản là cứ mỗi cm nước biển dâng thêm, trên khắp hành tinh sẽ có thêm sáu triệu người rơi vào tình trạng ngập lụt, và điều đó mang đến những tác động nặng nề.”
BBC cũng cho biết, nhóm các nhà khoa học đã phân tích lại dữ liệu thu được từ 11 vệ tinh chuyên trách từ năm 1992 đến 2018, xem xét các phép đo lặp lại về độ dày, dòng chảy và trọng lực của băng.
Greenland nằm giữa Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương, là hòn đảo lớn nhất thế giới. Tại khu vực trung tâm, dải băng khổng lồ bao phủ hòn đảo có chiều dày lên tới hơn 1600m.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo