Ở giữa Biển Chết có một hòn đảo trắng tinh như tuyết, chứa đựng một điều diệu kỳ khiến cả thế giới ngỡ ngàng
Kỳ lạ 'nhân sâm' biển khiến thợ lặn mạo hiểm tính mạng để lùng sục: Giá 81 triệu đồng/kg / Tại sao dưới biển sâu lại có nhiều sinh vật khổng lồ?
Lâu nay, Biển Chết vẫn được coi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng được du khách ghé thăm nhiều nhất của đất nước Israel. Không chỉ là khách du lịch, ngay cả các nhà khoa học cũng luôn có sự tò mò về những hiện tượng kỳ lạ xảy ra ở nơi này.
Ở giữa Biển Chết có một hòn đảo nhỏ mà người ta thường gọi là Đảo Muối. Điều khiến hòn đảo này trở nên nổi tiếng hơn cả là có một cái cây vẫn đứng sừng sững ở đó bất chấp sự khắc nghiệt mà thiên nhiên mang lại.
Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao ở nơi người ta gọi là "chết", lại có sự sống kỳ diệu đến như vậy?
Biển Chết - vùng biển độc nhất vô nhị trên thế giớiBiển Chết thực chất là hồ nước siêu mặn sâu nhất thế giới, có độ mặn 34,2% (đo vào năm 2010), chia tách Israel và Bờ Tây Jordan.
Bề mặt Biển Chết nằm ở 430m dưới mực nước biển. Biển Chết có chiều dài 76km, nơi rộng nhất tới 18km và sâu nhất là 400m. Nhiệt độ của nó nằm trong khoảng 19 độ C đến 37 độ C.
Nước ở Biển Chết cực mặn, ngoài vi sinh vật ra không có loài vật nào khác sống được. Đó cũng là lý do vì sao người ta gọi nó với cái tên Biển Chết (tên tiếng Anh là Dead Sea).
Nước ở Biển Chết chứa khoảng 21 khoáng chất, bao gồm cả magie, canxi, brom và kali. 12 trong số các khoáng chất này không tìm thấy trong các biển hay đại dương khác, và một số trong chúng được ghi nhận là có ảnh hưởng tới cảm giác thư giãn, dưỡng da, trị các vấn đề về da, hoạt động của hệ tuần hoàn và giúp thuyên giảm bệnh thấp khớp cũng như các rối loạn trao đổi chất.
Vậy nên, Biển Chết có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách trên thế giới. Không thể nghỉ dưỡng, du khách còn đến đây chữa bệnh, đặc biệt các bệnh ngoài da bởi nồng độ muối cao.
Đảo Muối - điều kỳ diệu từ bàn tay con người?
Nằm ở trung tâm của Biển Chết, Đảo Muối là vùng đảo nhỏ màu trắng tinh, bao quanh là nước màu ngọc lam tạo nên cảnh tượng đẹp nao lòng.
Nhưng điểm nổi bật trên hòn đảo này chính là sự hiện của một cái cây nhỏ. Khi đặt chân đến đây, ai cũng thắc mắc tại sao cái cây lại có thể tồn tại ở một nơi mà không một sinh vật nào sống được?!
Cái cây cắm rễ xuống dưới qua lớp muối dày trên đảo, thân cây có nhiều nhánh và một số chồi. Sự kỳ diệu này được cho là do bàn tay chăm sóc của một người đàn ông địa phương. Người này đã hiểu được nguyên lý và mang đến nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại của cái cây. Cụ thể, ông thường chèo xuồng ra Đảo Muối hàng ngày và mang khoáng chất tưới cho cây.
Để đến được Đảo Muối, du khách phải bơi ít nhất 20 phút. Tuy nhiên, việc này không dễ như tưởng tượng. Tỷ lệ mặn của nước ở đây cao làm cơ thể tự nổi, ngăn cản tay và chân cử động nhuần nhuyễn, và để bơi đến đây cần một nỗ lực rất cao và thể chất khỏe mạnh.
Một số người có kinh nghiệm bơi trên Biển Chết chia sẻ rằng, nếu muốn bơi ra hòn đảo, bạn phải cố gắng giữ nằm ngửa, giữ thẳng lưng. Đừng miệt mài bơi về phía trước vì hành động này không tác dụng mà chỉ khiến bạn thêm mệt, nhanh đuối sức.
Bên cạnh đó, bạn cần cẩn thận không để nước muối bắn vào mắt. Thực hiện các chuyển động nhẹ nhàng, di chuyển từ từ không cần vội vàng.
Rất nhiều khách du lịch tỏ ra thích thú với Đảo Muối và cái cây trên đảo nên tìm ra tận nơi để chiêm ngưỡng và chụp ảnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Biển Chết được gọi là “Cái rốn của địa cầu” bởi nơi đây nằm dưới mực nước biển 417 m.