Oan ức ngàn thu của nhân vật xấu xí nhất “Thủy Hử”
Hé lộ cao thủ bá đạo nhất Thủy Hử, có thể "cân" cả 108 vị anh hùng / Top 5 soái ca Thủy hử: Hoa Vinh đứng đầu
Cũng theo Phương Đào, rất có thể Thi Nại Am khi viết “Thủy Hử” đã xây dựng hình tượng Võ Đại Lang theo nguyên mẫu về vị Tri huyện họ Võ của huyện Dương Cốc thời đó.
Dương Cốc là một huyện thuộc Sơn Đông ngày nay. Thời xưa, người dân Sơn Đông thường truyền miệng câu nói: “Sơn Đông có hai thứ quý: một là cao lừa ở Đông A, hai là da hổ ở Dương Cốc.”
Dưới triều nhà Thanh, nơi đây đã trở thành kho dự trữ và cất giấu da hổ của triều đình. Địa điểm “đồi Cảnh Dương” nơi Võ Tòng đả hổ lấy da cũng là thuộc địa phận huyện Dương Cốc.
Có rất nhiều giai thoại xoay quanh Tri huyện họ Võ xưa kia – nguyên mẫu của nhân vật Võ Đại Lang trong “Thủy Hử”.
Tuy nhiên giai thoại nổi tiếng hơn cả lại là cuộc đời không mấy tốt đẹp của vị Tri huyện này. Theo đó, Võ Tri huyện xưa kia là tham quan nổi tiếng một vùng.
Hình mẫu của Võ Đại Lang ngoài đời thực là một tham quan?
Ông ta có hai người vợ là Phan thị và Kim thị. Hai ả này chuyên hùa theo chồng làm việc hại nước hại dân. Vì vậy mà họ Võ này được dân trong làng gọi là “Võ thợ giày” (ý nói hắn chà đạp lên dân chúng mà sống).
Một biệt danh khác cũng nổi tiếng không kém là “Mại bính đại lang” (ý nói Võ tri huyện rất giỏi “moi” tiền từ miệng dân chúng).
Như vậy, rất có thể hình tượng một Võ Đại Lang “thấp lùn”, “làm nghề bán bánh bao” được Thi Nại Am xây dựng dựa trên hai biệt danh của vị Tri huyện họ Võ ngoài đời thực.
Còn hình tượng Phan Kim Liên chính là sự kết hợp của hai bà vợ là Phan thị và Kim thị kể trên.
Có lẽ vì chịu ảnh hưởng từ những giai thoại dân gian, nên Thi Nại Am đã nhào nặn lên nhân vật Võ Đại Lang không thể xấu xí hơn.
Giai thoại này cũng có nhắc tới một hào phú là Tây Môn Khánh. Tuy nhiên, khác với trong “Thủy Hử”, Tây Môn Khánh ngoài đời lại là một kẻ giàu có nhưng nhát gan, thường xuyên bị Võ Tri huyện bòn rút tiền của.
Một giả thuyết khác không phổ biến trong dân gian nhưng lại có độ tin cậy cao hơn thì khẳng định rằng: hình tượng nhân vật Võ Đại Lang ngoài đời là một vị quan thanh liêm chính trực, cả đời vì nước vì dân.
Các tài liệu khảo cứu cũng có ghi lại: Võ Đại Lang tên thật là Võ Thực, là người ở “Võ gia thôn”, thuộc huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông.
Khác với hình tượng trong “Thủy Hử”, Võ Thực ngoài đời là văn võ toàn tài, thông minh hơn người, trẻ tuổi đã thi đỗ Tiến sỹ, được triều đình của về làm Tri huyện tại quê nhà.
Vào thuở thiếu thời, Võ Đại Lang trong lúc gia cảnh bần hàn đã được một người bạn học giúp đỡ. Tới khi Đại Lang làm quan thì gia đình người này lại sa cơ lỡ bước nên đã tìm đến Võ huyện lệnh để xin một chức quan.
Mặc dù được bạn cũ tiếp đón nhiệt tình, nhưng nửa năm trời vẫn không thấy Đại Lang đả động tới chuyện chức vị, người này mới cho rằng “họ Võ kia là hạng người vong ân bội nghĩa”, liền âm thời rời đi.
Đem lòng oán hận bạn mình, kẻ này trên đường về quê đã bịa đặt đủ chuyện xấu xa về Võ Đại Lang và vợ là Phan Kim Liên. Đi tới thôn nào, gặp người nào, hắn cũng đem chuyện ra kể lể.
Ở quê nhà, Đại Lang vì trước đó từng trị tội tên cường hào Tây Môn Khánh, nên cũng bị kẻ tiểu nhân này đổ vấy cho đủ tiếng xấu. Võ Tri huyện bị hậu thế hiểu lầm cũng chính vì những lời đồn ác ý này.
Tuy nhiên khi về tới nhà, người bạn kia mới hay biết Đại Lang không những đã cho mình một chức quan, mà còn đưa tới vàng bạc giúp sửa nhà, mua ruộng.
Bấy giờ hắn mới vội vàng đi thanh minh cho những tiếng điều mà mình đã bịa đặt. Vậy nhưng “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (lời đã nói ra chín ngựa đuổi không kịp), tiếng xấu bị gán cho Võ Đại Lang đã truyền ra khắp nơi, đến tai cả các văn nhân, thi sĩ đương thời.
Đây cũng là cách lý giải hợp lý cho giai thoại truyền miệng không mấy tốt đẹp về vị Võ Huyện lệnh. Rất có thể Thi Nại Am cũng vì nghe những tin đồn ác ý trên mà đã xây dựng nên một Võ Đại Lang không mấy đẹp đẽ.
Thi Nại Am đã đổ oan cho vị quan tốt?
Tại “Võ gia thôn” ở huyện Thanh Hà ngày nay vẫn còn ngôi mộ của Võ huyện lệnh năm nào.
Trên bia mộ có khắc: “Võ công tên húy là Thực, tự là Điền Lĩnh, tên khác là Đại Lang, thọ 40 tuổi. Phu nhân Phan thị là người hiền lành, đoan thục. Ngài (chỉ Võ Đại Lang) gốc là người quận Dương, sau mới đến huyện Thanh Hà.
Khi còn nhỏ vì phụ thân mất sớm, ngài lớn lên cùng mẹ trong cảnh nghèo khó. Sau đó nhờ thông minh tài giỏi, văn võ hơn người, am hiểu thi thư, nên vào tuổi trung niên đã thi đỗ Tiến sỹ, làm tới hàng Thất phẩm.
Cả đời ngài thanh liêm chính trực, trừ bạo thay dân, được người dân bao đời yêu kính…”
Cũng theo mộ táng, Võ Đại Lang tuy xuất thân bần cùng, nhưng dòng họ của ông lại là hậu duệ của hoàng tộc nhà Ân.
Các tài liệu lịch sử và các bằng chứng khảo cổ chứng minh rằng, nguyên mẫu thực của nhân vật Võ Đại Lang trong "Thủy Hử" không xấu xí như những gì được miêu tả trong tiểu thuyết.
Khi khai quật ngôi mộ cổ của ông vào năm 1946, các nhà khảo cổ đã phát hiện một quan tài bằng gỗ lim cùng hai bộ hài cốt bên trong. Căn cứ vào kích thước quan tài và hình dáng hài cốt, thì Võ Đại Lang vốn dĩ không hề thấp lùn, mà là một người đàn ông cao tới 1m78.
Theo các đồ tùy táng cùng quy mô ngôi mộ, gia cảnh của Đại Lang cũng không phải nghèo khó, bần hàn như Thi Nại Am miêu tả trong “Thủy Hử”.
Hậu duệ đời sau của Thi Nại Am là danh họa Thi Thắng Thần đã cố gắng làm rõ vấn đề này.
Thi Thắng Thần từng vẽ 16 bức họa tặng Võ gia với lời tựa “Thi gia thiếu nợ Võ gia”, đây cũng thay cho lời đính chính về các nhân vật được Thi Nại Am xây dựng trong “Thủy Hử”.
Trong đó, bức tranh về Võ huyện lệnh có kèm theo lời đề: “Thủy Hử hư cấu, khiến Võ – Phan phải chịu oan. Từ trang truyện cũ cho tới bức họa này cách nhau cũng đã mấy trăm năm.
Đến đời này nhất định phải rửa sạch nỗi oan này. Nay Thi gia xin trả lại thanh danh trong sạch, liêm khiết cho Võ Huyện lệnh.”
Ngày nay, tại mộ của Võ Đại Lang vẫn còn một tấm bia đá ghi công được khắc vào năm Càn Long thứ 16 (năm 1751). Trước đây, Càn Long có lần vi hành xuống phía nam Trường Giang.
Khi ghé huyện Thanh Hà, ngài vì cảm động trước câu chuyện về công lao của vị Tri huyện họ Võ thanh liêm, chính trực, nên đã ra lệnh khắc bia đặt trước mộ, đồng thời trồng 200 cây quanh mộ táng.
Nhiều đời truyền lại, con cháu họ Võ tại “Võ gia thôn” vẫn luôn ngày đêm canh giữ cho ngôi mộ cùng hàng cây này.
Tuy nhiên trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, hàng cây đã bị buộc phải chặt đi. Cho tới ngày nay, những gì lưu lại về công lao của Võ Đại Lang chỉ là một ngôi mộ và một tấm bia đã không rõ chữ.
Có thể khẳng định rằng, Võ Đại Lang trong đời thực vốn không phải là một kẻ “thấp lùn, xấu xí” như trong “Thủy Hử”, càng không phải là một tên tham quan như hậu thế hiểu lầm, mà là một vị Tri huyện tài giỏi, thanh liêm, được nhân dân đời đời ngưỡng vọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách