Ông hoàng sở hữu hậu cung toàn…họ hàng!
Hoạn quan duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có tước hiệu… Hoàng đế / Bí mật 'vũ khí tất thắng' của Tôn Quyền - Đại hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc
Hoàng Thái Cực (1592 – 1643) là con trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, và là vị hoàng đế thứ hai của triều Thanh.
Là vị Đại hãn thứ hai của nhà Hậu Kim, và là hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh trong Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 1626 đến năm 1643, được 16 năm. Một số ý kiến cho rằng ông mất vào năm 1644, cai trị được 17 năm.
Các hậu duệ suy tôn miếu hiệu cho ông là Thanh Thái Tông. Do ông bắt đầu thành lập Đại Thanh và dùng suốt niên hiệu Sùng Đức, nên còn có thể gọi ông là Sùng Đức Đế.
Sau khi lên nối ngôi, Hoàng Thái Cực đã thay đổi nhiều quan trọng, góp phần hóa giải được mối giữa hai dân tộc Mãn và Hán, khiến thần dân của Hán tộc trong khu vực cai trị của họ dần dần thay đổi thái độ thù địch để phục tùng triều đình một cách tự nguyện.
Cũng qua những cởi mở đó đã giúp cho ông nhận được sự góp sức của nhiều nhân tài có xuất thân khác nhau. Chính Hoàng Thái Cực đã đổi tên của tộc người của mình từ Nữ Chân thành Mãn Châu năm 1635, đồng thời đổi tên quốc hiệu từ nhà Hậu Kim thành nhà Thanh vào năm 1636, sau khi xưng Hoàng đế
Ông sở hữu hậu cung toàn…họ hàng!
Ông hoàng sở hữu hậu cung toàn…họ hàng! Ảnh minh họa.
Trong “ngũ cung” của Hoàng Thái Cực, các phi tần đều là những người thuộc họ Bác Nhĩ Tề Cẩm của Mông Cổ. Điều đáng ngạc nhiên là trong số đó có ba vị phi tử, luận về vai vế thì một người là cô, hai người còn lại là cháu gái của hoàng đế.
Người cô họ Bác Nhĩ Tề Cẩm được gả cho Hoàng Thái Cực vào năm 1614, sau đó được tôn xưng là Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu, sinh hạ cho vua ba người con gái.
Tiếp đó vào năm 1625, cô cháu gái chỉ mới 13 tuổi của Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu lại được vào cung. Người cháu này sau đó được Hoàng Thái Cực phong làm Vĩnh Phúc Cung Trang Phi.
Chưa dừng lại ở đó, vào năm 1634, một cháu gái khác của Hiếu Đoan Văn Hoàng Hậu, khi đó đã 26 tuổi, lại được nhập cung gả, sau được phong làm Thần Phi.
Những cuộc hôn nhân cận huyết này không chỉ bắt nguồn từ quan niệm của người Mãn Châu, mà còn mang yếu tố chính trị, với mục đích củng cố vương quyền trong tay hoàng tộc.
Tuy nhiên, cũng chính những cuộc hôn nhân này khiến tôn thất thuộc dòng họ Ái Tân Giác La đều có tuổi thọ không cao. Chỉ tính riêng số con cái của Hoàng Thái Cực, đã có 20% hoàng nam, hoàng nữ bị chết yểu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Chị em thần đồng Việt Nam trong top 2% thông minh nhất thế giới: Suýt bị trục xuất vì quá thông minh, cần người bảo vệ