Phản ứng bất ngờ của bảo tàng Israel khi cậu bé làm vỡ bình cổ quý hiếm 3.500 năm tuổi
Ba “tàu ma” Thế chiến II hiện hình ngoài khơi Alaska / "Lục địa bị đè bẹp" của Trái Đất đang nổi lên
Chiếc bình cổ 3.500 năm tuổi bị vỡ khi trưng bày ở bảo tàng Israel vào tuần trước. Ảnh: CNN.
Theo CNN, chiếc bình cổ từ Thời đại đồ đồng được bảo tàng Israel trưng bày mà không có lớp kính bảo vệ.
Trả lời báo Mỹ, bảo tàng khảo cổHechtcho biết quyết định không sử dụng lớp kính bảo vệ là để công chúng có thể tiếp cận các cổ vật một cách dễ dàng hơn.
"Bảo tàng tin rằng có một sức hấp dẫn đặc biệt khi đứng ngay bên cạnh các cổ vật mà không có bất kỳ rào cản nào", bảo tàng cho biết, khẳng định sẽ "tiếp tục trưng bày như vậy" bất chấp sự cố.
Trả lời báo Anh BBC, cha của cậu bé 4 tuổi nói con mình đã "kéo nhẹ chiếc bình cổ" khi tới tham quan vào cuối tuần trước. "Con trai tôi có lẽ tò mò về những gì bên trong chiếc bình", người cha nói. "Tôi đã rất sốc khi thấy con trai đứng bên cạnh chiếc bình vỡ. Ban đầu tôi không nghĩ là do con mình gây ra".
Chiếc bình cổ có niên đại khoảng năm 2.200 TCN - 1.500 TCN. Đây là giai đoạn trước khi vua David và vua Solomon trị vì Israel. Chiếc bình dường như được dùng để cất giữ chất lỏng như rượu và dầu oliu.
Chiếc bình cổ bị vỡ được cho là đặc biệt quý hiếm. Mặc dù các nhà khảo cổ từng phát hiện những chiếc bình tương tự trong quá khứ nhưng hầu hết chúng đều bị vỡ hoặc không toàn vẹn.
"Chiếc bình cổ còn nguyên vẹn là một trong những phát hiện ấn tượng của chúng tôi", đại diện bảo tàng cho biết.
Trả lời với hãng tin Ynet của Israel hôm 27/8, giám đốc bảo tàng, bà Inbal Rivlin đã mời cậu bé và mẹ cậu quay lại bảo tàng để tham quan riêng.
Hình ảnh chiếc bình cổ nằm ở bên phải trước khi bị vỡ. Ảnh: CNN.
"Đây là bảo tàng không phải là lăng mộ. Đây là nơi mở cửa cho mọi gia đình có thể tham quan. Chúng tôi kêu gọi các bậc phụ huynh: Đừng sợ. Những chuyện như thế này thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Chúng tôi sẽ sửa lại chiếc bình cổ và đặt ở chỗ cũ", bà Rivlin nói.
Bà Rivlin cho biết, bảo tàng đã dán thêm cảnh báo để khách tham quan biết hiện vật nào có thể được chạm vào và hiện vật nào không được phép đụng tới.
Được xây dựng trên khuôn viên của Đại học Haifa vào năm 1984, bảo tàng Hecht lưu giữ những khám phá khảo cổ có niên đại từ thời kỳ đồ đá mới (khoảng năm 4500 TCN - 3500 TCN).
Bảo tàng đã mời chuyên gia phục chế để khôi phục lại chiếc bình cổ nhờ vào các bức ảnh chụp từ nhiều góc độ.
"Chiếc bình cổ sẽ sớm quay trở lại chỗ cũ", bảo tàng khẳng định, cho biết đây cũng là cơ hội để giáo dục cộng đồng.
Cha của cậu bé 4 tuổi đã gửi lời xin lỗi bảo tàng, nói rằng "rất lấy làm tiếc vì chiếc bình cổ sẽ không bao giờ có thể quay về giống hệt như trước".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao chim không thể ‘bén mảng’ đến Tử Cấm Thành? Không phải mê tín mà có cơ sở khoa học!
Loại gỗ quý hiếm đắt nhất thế giới giá 300 triệu/m3, luôn 'cháy hàng' vì được cả thế giới săn lùng
CLIP: Rắn hổ mang hoảng loạn tháo chạy khi đối đầu bìm bịp hiếu chiến
Không phải Đường Tăng hay Bồ Tát, đây mới là người đặt tên cho Sa Tăng
Một loại cây tại Việt Nam đứng vững trong siêu bão, chỉ cần nhắc tên ai cũng thấy quen thuộc
CLIP: Trận thư hùng giữa rắn hổ độc và thằn lằn lưỡi xanh, kết cục bất ngờ