‘Pháo đài vàng’ Jaisalmer – Ấn Độ: Nơi ẩn chứa tập tục ác nghiệt nhất thế giới
Khám phá cầu tàng hình ở pháo đài Hà Lan / Pháo đài cổ nổi lên giữa mặt biển ở Nga cùng lịch sử bí ẩn thu hút du khách
Năm 1285, Jaisalmer bị Vua Alauddin Khalji (1266 – 1316) của nhà Khalji (đóng đô ở Delhi, Ấn Độ) kéo quân tấn công. Nhờ thành lũy bảo vệ kiên cố, Rawal Jethsi (hậu nhân của Jaisal) dễ dàng bảo vệ pháo đài.
Thất bại, Khalji đổi chiến lược bao vây, kiên quyết không rút quân. Sau 8 – 9 năm nội bất xuất, Jaisalmer cạn kiệt sinh lực. Thay vì đầu hàng, Rawal Jethsi hạ lệnh thi hành luật Jauhar.
Jauhar là tập tục hành quyết vì danh dự đáng sợ nhất Ấn Độ. Nó xuất hiện từ trước Công nguyên, thực hành trong các trường hợp đối diện với sự thua trận. Nam giới phe sắp thua tự tay sát hại toàn bộ phụ nữ, bất kể tuổi tác và lập giàn hỏa thiêu, hỏa táng tập thể. Xong xuôi, họ quyết tử xông trận, chết dưới vũ khí của kẻ thù.
Căn nguyên của Jauhar là văn hóa gia trưởng cực đoan Hindu và sự tàn bạo của chiến tranh. Phụ nữ Ấn Độ thời phong kiến không có nhân quyền và là tài sản của cha, chồng, anh em trai, con trai. Nếu bị kẻ thù bắt, họ không tránh khỏi số phận nô dịch, nô lệ tình dục. Nam giới Hindu lựa chọn tự tay hành quyết họ trước, không để kẻ thù có cơ hội làm nhục.
Trước mệnh lệnh của Jethsi, toàn bộ nữ giới Jaisalmer đã bị giết và hỏa thiêu trong quảng trường pháo đài. Nam chiến binh Jaisalmer mở các cổng thành, lao ra ngoài tử chiến. Tàn cuộc, Jaisalmer bị bỏ hoang. Nhiều năm sau, nó mới được những người sống sót quay lại, thắp lên sự sống.
Năm 1530 – 1551, Jaisalmer lần nữa đối mặt với nguy cơ thất thủ. Lần này, nó bị quân Afghanistan tấn công và bao vây. Lo sợ bại trận, Vua Rawal Lunakaran hạ chỉ thực hiện Jauhar. Ông cùng các chiến binh tàn sát hết vợ, con gái, chị em… Thế nhưng, ngay sau khi họ xuống tay, viện binh đã tới và Jaisalmer thành công đánh bật giặc ngoại xâm.
Mỗi lần Jauhar, hàng nghìn phụ nữ sống trong Jaisalmer lại bị hạ sát và hỏa thiêu. Quảng trường của nó chìm trong máu và lửa hàng tháng trời. Chí ít, Jaisalmer cũng đã diễn ra 3 lần Jauhar.
Di sản sống
Thế kỷ XIX, Ấn Độ dưới sự thuộc địa của Anh quốc. Thực dân Anh quan tâm phát triển thương mại hàng hải và xây dựng cảng Bombay, khiến Jaisalmer dần bị lãng quên.
Năm 1947, Ấn Độ giành độc lập. Các tuyến đường thương mại cổ – trung đại ngang qua Jaisalmer đóng lại, thành lũy này bị cô lập khỏi vai trò con đường buôn bán quan trọng. Tuy nhiên, nền kinh tế Jaisalmer đã thoát nguy cơ suy thoái.
Năm 2013, thành cổ này được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Ngoài danh hiệu “pháo đài sa mạc cổ nhất thế giới”, nó còn lừng danh “pháo đài sống”, vì vẫn nguyên vẹn và có người định cư bên trong.
Hiện, Jaisalmer là nơi ở của khoảng 4.000 người, hậu nhân của những cư dân trung đại đã sống trong pháo đài.
Bất chấp 800 năm trôi qua, sắc diện của Jaisalmer vẫn nguy nga như thuở ban đầu. Ban ngày, nó ngập trong ánh nắng chứa chan của sa mạc, sáng vàng như bộ lông sư tử. Chiều tà, nó bắt ánh hoàng hôn, đổi sang màu vàng nâu sẫm như mật ong.
Mối lo ngại lớn nhất của Jaisalmer bây giờ là… nước. Kể từ khi bước sang thời kỳ hiện đại, người dân sống bên trong pháo đài thi nhau lắp đặt đường ống dẫn nước, phục vụ sinh hoạt. Thành cổ giữa sa mạc vốn không quen với bị nước phiền hà, bức tường dần rơi vào tình trạng xuống cấp.
Những năm gần đây, do du lịch phát triển, Jaisalmer đòi hỏi lượng nước nhiều hơn. Nó dẫn đến lượng nước thải gia tăng, gây thiệt hại đến cấu trúc nền và móng. Mặc dù nỗ lực đối phó, các nhà bảo tồn di sản Jaisalmer chỉ có thể làm chậm quá trình hư hại. Để bảo vệ “pháo đài vàng”, Ấn Độ buộc phải thiết lập hệ thống cấp thoát nước khoa học nhất và cực kỳ tốn kém.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Xung quanh Jaisalmer là thành phố cùng tên, dân cư đông đúc. Nó khiến người ta dường như quên mất, nơi đây từng là địa điểm sát hại và hỏa thiêu tập thể hàng nghìn phụ nữ theo tập tục chiến tranh khủng khiếp nhất thời phong kiến: Jauhar.
Pháo đài thương mại
Jaisalmer nằm trên đỉnh đồi Trikuta, trung tâm Sa mạc Thar, bang Rajasthan. Theo lịch sử Ấn Độ, Jaisalmer do Vương gia Rawal Jaisal (1153 – 1168) hạ lệnh khởi công vào năm 1156.
Khi khảo sát địa hình Trikuta, Jaisal thấy khối đá khổng lồ hình tam giác, cao hơn mặt bằng xung quanh 75m. Ông lấy làm hài lòng, quyết định đó là nơi xây hoàng cung mới, đắp thành lũy bảo vệ.
Thành Jaisalmer ra đời, bao trọn ngọn đồi đá với diện tích 460 x 230m. Vòng ngoài cùng là tường thành cao 4,6m, chu vi 4km với 4 cửa và 99 đài quan sát. Nó được xây bằng đá sa thạch màu vàng, hùng vĩ và kiên cố. Người Ấn Độ gọi đây là Sonar Quila, với nghĩa “pháo đài vàng”.
Bên trong Jaisalmer chứa đa dạng các công trình kiến trúc đồ sộ, bao gồm từ cung điện đến đền thờ, quảng trường, nhà ở… đủ cho hàng nghìn người sinh cư.
Xét vị trí, Jaisalmer nằm giữa ngã tư các tuyến đường thương mại Ấn Độ cổ – trung đại, bao gồm cả Con đường Tơ lụa. Các thương đoàn bắt buộc phải ngang qua nó và Vương gia Rawal đánh thuế thương nhân cao, phát triển buôn bán, trao đổi. Họ sớm trở nên giàu có, biến Jaisalmer thành pháo đài sung túc bậc nhất.
Lịch sử kinh hoàng