Phát hiện bất thường về 'sao chổi ngoài hành tinh'
Những cây cầu nguy hiểm nhất thế giới / Sắc tộc “người Vàng” bí ẩn ở châu Phi
2I/Borisov được phát hiện bởi nhà thiên văn nghiệp dư người Ukraine Gennady Borisov vào tháng 8/2019. Nó được xem là vật thể thuộc không gian liên vì sao “đi lạc” vào hệ mặt trời sau vi khách đầu tiên là Oumuamua 2.0 vào năm 2017.
Kính viễn vọng của NASA và ALMA của Cơ quan Thiên văn châu Âu (ESO) phát hiện ra rằng vào tháng 12 và tháng 1, khi 2I/Borisov đạt tới điểm gần nhất của nó với Mặt trời, 205 triệu km, nó ấm lên và đẩy một số khí mắc kẹt bên trong ra ngoài.
Hình ảnh mô phỏng về 2I/Borisov. (Ảnh: Universe Today)
Điều này giúp các nhà nghiên cứu xác định loại khí nào chứa trong 2I/Borisov.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát vào bên trong một sao chổi từ bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Nó khác biệt đáng kể so với hầu hết các sao chổi khác mà chúng ta từng thấy trước đây", nhà thiên văn học Martin Cordiner và là tác giả của nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu cho thấy 2I/Borisov rất giàu carbon monoxide. Sự hiện diện của carbon monoxide trong sao chổi không phải là lạ, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết lượng carbon monoxide mà họ quan sát được từ 2I/Borisov gấp khoảng từ 9-26 lần so với các sao chổi trong hệ Mặt trời.
Nhiệt độ càng lạnh, nồng độ CO càng lớn. Do đó các nhà nghiên cứu tin rằng 2I/Borisov hình thành ở đâu đó rất lạnh.
"Sao chổi này phải hình thành từ vật liệu rất giàu băng carbon monoxide, vốn chỉ tồn tại ở khu vực có nhiệt độ thấp nhất trong không gian, dưới - 250 độ C", nhà khoa học hành tinh Stefanie Milam của NASA cho biết.
Trong nghiên cứu, Dennis Bodewits, giáo sư vật lý tại Đại học Auburn suy đoán Borisov có thể đã bắt đầu cuộc sống xung quanh một ngôi sao lùn loại M. Nhóm nghiên cứu đặt giả thiết một hành tinh khồng lồ xoay quanh một ngôi sao như vậy đã "đá" Borisov đi, đẩy nó vào vực sâu của không gian. Từ đó, sao chổi này này lang thang trong hàng triệu năm trước khi "lạc bước" tới hệ Mặt Trời và nóng lên rồi bùng nổ sự sống.
Những hình ảnh gần đây của Borisov cho thấy nó dường như đang vỡ nứt và một mảnh nhỏ của nó đã bị đẩy ra ngoài không gian.
Hubble vẫn có thể theo dõi Borisov vào năm 2021, nhưng các kính viễn vọng trên mặt đất như ALMA nhiều khả năng sẽ mất dấu nó trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất