Phát hiện “căn cứ quân sự” cổ của người Maya trong rừng rậm Guatemala
Nghiên cứu về san hô đi ngược lại giả thuyết khoa học lâu nay / Cấy gien 'tử thần' để tiêu diệt loài muỗi
Các nhà khảo cổ học làm việc tại hiện trường vùng rừng rậm Petén của Guatemala. (Nguồn: NATGEO)
Việc sử dụng công nghệ quét laser mang tên Lidar đã giúp các nhà khảo cổ học phát hiện một quần thể kiến trúc quân sự của người Maya tại vùng rừng rậm Petén của Guatemala và khẳng định đây là công trình phòng thủ lớn nhất từng được biết tới của nền văn minh cổ đại này.
Những kết quả từ việc ứng dụng Lidar cho thấy công trình quân sự này có tường thành cao tới hơn 6m, tháp canh, hào hố công sự và nơi trú ẩn, để phục vụ việc canh gác lãnh thổ. Pháo đài cổ được đặt tên La Cuernavilla nằm một đỉnh đồi cao, giữa 2 thành phố cổ của người Maya là El Zotz và Tikal.
Tạp chí National Geographic (Mỹ) dẫn lời của Stephen Houston, thuộc Đại học Brown và là thành viên nhóm khảo cổ, nhận định: “Chúng ta thường có xu hướng lãng mạn hóa cuộc chiến tranh của người Maya, nhưng những chiến lũy này cho chúng ta thấy một mức độ xung đột cao trong hàng thế kỷ, một cảm giác sợ hãi thật sự của những người cầm quyền.”
Thành cổ Tikal và những điểm khảo cổ hoang vu trong rừng rậm Petén đã liên tục gây bất ngờ cho các nhà khoa học: với việc ứng dụng từ Lidar từ tháng 2/2018 tới nay đã giúp phát hiện hơn 60.000 kiến trúc, trong đó có cả những công trình quy mô như sân bãi, những cánh đồng trồng trọt có kênh dẫn nước hay đường lát đá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ