Phát hiện chất độc như lời nguyền cổ trong xác ướp 600 năm tế thần
Câu chuyện về các xác ướp trong mộ cổ được yểm bùa bằng những lời nguyền chết chóc được coi là huyền thoại nhưng các nhà khảo cổ mới đây đã phát hiện bằng chứng khoa học về vấn đề này.
Phát hiện hài cốt 3.000 năm có tư thế lạ trong ngôi đền cổ / Ngỡ ngàng trước hài cốt thiếu nữ con lai giữa 2 loài
Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu phát hiện dấu vết của thủy ngân sulfua (Hgs) hay còn gọi là chu sa trên trang phục hai thiếu nữ Inca bị hiến tế ở Chile cách đây khoảng 500-600 năm.
![]() |
Xác ướp thiếu nữ bị đem hiến tế ở Chile cách đây 600 năm. |
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện ra dấu vết của chu sa tại các khu mộ cổ trong khu vực.
Xác ướp hai thiếu nữ bị hiến tế và đem chôn cất lần đầu được khai quật vào năm 1976 ở ở Cerro Esmeralda, Chile. Hai thiếu nữ là nạn nhân của capacocha, một nghi thức hiến tế đặc biệt của người Inca.
Người Inca thường hiến tế trẻ em mỗi khi vua của họ qua đời, nhằm ngăn chặn các thảm họa tự nhiên hoặc phục vụ nghi thức tế thần.
Các trẻ em được lựa chọn để tế thần phải là những người không tì vết. Các em trải qua hành trình dài đến nơi tế thần trên núi và được chôn cất cùng nhiều đồ tùy táng có giá trị.
Trong bài viết đăng tải trên Forbes, Kristina Killgrove, một nhà khảo cổ sinh học đã hé lộ những phát hiện mới về hai xác ướp thiếu nữ. “Quá trình phân tích hóa học xác nhận sự tồn tại của chu sa bên ngoài lớp quần áo của hai xác ướp”.
Các chuyên gia hiện chưa rõ vì sao người Inca lại bôi chu sa lên quần áo của hai thiếu nữ hiến tế. Đây có thể là hành động có chủ ý để những kẻ lạ mặt không xâm phạm những xác ướp vốn được đem tế thần. Bất kỳ ai hít phải bụi chu sa thì cũng có thể bị ngộ độc thủy ngân.
Theo Dân Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo