Phát hiện chim nửa trống nửa mái quý hiếm ở Mỹ
Loài chim sẻ nào chuyên uống máu? / CLIP: Gặp khỉ đầu chó gian manh, chim hồng hạc bỏ mạng
Đã 15 năm trôi qua kể từ lần cuối Khu bảo tồn Powdermill tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie phát hiện một cá thể chim tương tự.
Được biết, con chim đặc biệt nói trên là cá thể nửa trống nửa mái biết hót thứ năm được phát hiện trong số gần 800.000 loài chim từng xuất hiện ở khu bảo tồn cho đến nay.
![]() |
Hai nửa thân của con chim có màu sắc khác nhau. Ảnh: Khu bảo tồn Powdermill. |
Cá thể chim quý được xác định thuộc lớp Grosbeak. Đặc điểm phân biệt giới tính của phân loài này nằm ở màu lông: con trống có phần lông màu hồng ở cánh còn con mái có màu vàng nâu.
Tuy nhiên, hai nửa thân của con chim này có màu sắc khác nhau.
Biến dị di truyền dạng này được gọi là gymnandromorphism. Giới khoa học vẫn chưa biết nhiều về việc gymnandromorphism ảnh hưởng đến cuộc sống của loài chim như thế nào bởi dạng biến dị này rất hiếm gặp.
Trong tự nhiên, gymnandromorphism còn xuất hiện ở một số loài nhện, động vật giáp xác và cả gia cầm.
Cá thể chim nửa trống nửa mái được phát hiện khi Khu bảo tồn Powdermill tiến hành đánh dấu phân loại bằng cách buộc dây nhôm nhỏ chứa mã định danh 9 chữ số lên chân của những con chim.
Các cá thể chim tại khu bảo tồn thường chỉ được đánh dấu khi bước sang tuổi trưởng thành. Điều đó cho thấy tình trạng biến dị chưa cản trở quá trình sinh trưởng của con chim hiếm mới được phát hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao trong tự nhiên, động vật ăn cỏ thường béo và có thân hình to lớn hơn động vật ăn thịt?
CLIP: Đụng độ nhện độc khổng lồ, ong bắp cày nhận cái kết khó tin
CLIP: Rùng mình trước cảnh 2 người đàn ông dùng tay bắn rắn khổng lồ
Top 10 loài động vật thông minh nhất thế giới: Bất ngờ với vị trí của chó
Kho vàng khổng lồ với hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt nhất thế giới
CLIP: Đụng độ, diều ăn rắn và chim ô tác lao vào đánh nhau túi bụi