Phát hiện chưa từng có ở xác ướp 2.000 năm tuổi: Nội tạng bị loại bỏ nhưng trong miệng chứa thứ khiến nhà khảo cổ vô cùng phấn khích
Bí mật về xác ướp thời Minh còn nguyên vẹn / Khám nghiệm xác ướp nguyên vẹn của bò rừng kỷ Băng Hà
Hai thiên niên kỷ trước, những người Ai Cập cổ đại đã được an nghỉ trong Đền Taposiris Magna bên ngoài thành phố Alexandria. Nội tạng của họ đã bị loại bỏ, và toàn cơ thể của họ được bọc bằng vải lanh.
Một xác ướp 2000 năm tuổi đã được trao cho một vinh dự lớn: Những người ướp xác đã đặt một chiếc lưỡi bằng vàng vào miệng người đã mất. Đây được xem là phát hiện khảo cổ hiếm thấy, chưa từng có trên thế giới.
Lý giải về chiếc lưỡi bằng vàng kỳ lạ, trong một tuyên bố với báo giới ngày 29/1, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết, có lẽ người xưa đã đặt chiếc lưỡi vàng vào miệng xác ướp để đảm bảo rằng người quá cố có thể nói chuyện ở thế giới bên kia.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng, chết chưa có nghĩa là hết. Người chết sẽ đến thế giới và có cuộc sống mới. Bởi thế, việc đặt chiếc lưỡi bằng vàng là cách để người đã khuất giao tiếp với thần linh của họ. Cụ thể là vị thần Osiris của thế giới ngầm - người phán xét người chết và cai trị thế giới bên kia, theo tín ngưỡng của người Ai Cập cổ.
Tuy nhiên, điều các nhà khoa học chưa thể giải mã đó là: Khi còn sống, người đó có khả năng giao tiếp hay không (bị câm); Đồng thời họ cũng chưa thể hiểu tại sao chiếc lưỡi được làm bằng vàng mà không phải kim loại hay vật liệu khác.
Đoàn khảo cổ học phát hiện xác ướp 2000 năm tuổi có chiếc lưỡi bằng vàng này được dẫn đầu bởi chuyên gia nổi tiếng người Dominica Kathleen Martinez (cô là nhà khảo cổ đã phát hiện ra lăng mộ của Nữ hoàng Cleopatra trong đền Taposiris Magna ở Ai Cập năm 2005).
Kho báu tại Taposiris Magna
Xác ướp với chiếc lưỡi bằng vàng không phải là phát hiện khảo cổ đáng chú ý nhất của nhóm Kathleen Martinez.
Cũng tại địa điểm Đền Taposiris Magna, đoàn khảo cổ phát hiện thêm 15 ngôi mộ cổ khác có niên đại khoảng 2.000 năm, tất cả đều chứa đựng các "kho báu" đáng chú ý.
Một trong số đó có một xác ướp nữ được bao bọc bởi một lớp thạch cao. Riêng phần đầu xác ướp, gương mặt được phủ bởi lớp mặt nạ thể hiện nét cười quyền quý, đầu đội vương miện và có hình một con rắn hổ mang phía trước. Ngoài ra, người này còn đeo một chiếc vòng cổ có hình đầu con chim ưng. Điều này khiến các nhà khảo cổ liên tưởng đến Horus, vị thần của vương quyền và bầu trời. Có thể, người phụ nữ này là hoàng thân quốc thích và là nhân vật quan trọng trước khi mất.
Khaled Abo El Hamd, người đứng đầu Bộ Cổ vật Alexandria, cho biết đoàn khảo cổ cũng đã khai quật được phần còn lại của một vòng hoa bằng vàng và 8 đầu tươngh bằng đá cẩm thạch có từ thời Hy Lạp và La Mã.
Hai trong số 15 xác ướp được tìm thấy cùng với phần còn lại của các cuộn giấy - Các học giả hiện đang phân tích và giải mã chúng.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số bức tượng mô tả những người được chôn cất tại địa điểm này. Điều đáng ngạc nhiên là các bức tượng được bảo quản rất tốt. Các bức tượng mang lại cho người xem một cái nhìn trang trọng, nghiêm nghị.
Mặc dù các nhà khảo cổ học chưa đưa ra thời điểm chính xác những người trong mộ mất nhưng bước đầu xác định những người này sống ở thời điểm Ai Cập bị cai trị bởi vương triều Hy Lạp Ptolemies (304 TCN đến 30 TCN) - Ptolemaios I Soter là một trong những vị tướng của Alexander Đại đế, người này đã tiếp quản đất nước Ai Cập cổ đại sau cái chết của Nữ hoàng Cleopatra VII vào năm 30 TCN.
Một nhóm gồm các nhà khảo cổ học từ Ai Cập và Đại học Santo Domingo ở Cộng hòa Dominica đang tiếp tục tiến hành các cuộc khai quật này tại Taposiris Magna. Công việc khai quật hiện trường và phân tích các hài cốt vẫn đang được tiến hành.
Bí ẩn về "Ngôi đền vĩ đại của thần Osiris"
Đây không phải là lần đầu tiên Đền Taposiris Magna, hay "Ngôi đền vĩ đại của thần Osiris", khiến các nhà khảo cổ học phấn khích. Nữ khảo cổ Martínez cho rằng Cleopatra huyền thoại, nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập qua đời vào năm 30 trước Công nguyên, được chôn cất ở đó.
Vào tháng 7, Martínez tìm thấy những xác ướp được dát vàng trước khi được chôn cất vào khoảng thời gian trị vì của Cleopatra. Các tấm phủ vàng cho thấy hai người này có thể là cận thần của Nữ hoàng Cleopatra. Martínez cũng tìm thấy tiền xu được đúc dưới triều đại của Cleopatra tại địa điểm này.
Các nhà khảo cổ tìm thấy cung điện của Cleopatra cách đây hơn 4 thập kỷ, cách bến cảng phía đông Alexandria vài chuc mét.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào