Khám phá

Phát hiện cơ thể nguyên vẹn 890 triệu tuổi của "thủy tổ" chúng ta

Một "kho báu hóa thạch" đã được tìm thấy ở Tây Bắc Canada, có thể cung cấp bức chân dung lâu đời nhất của "thủy tổ" muôn loài – bao gồm con người chúng ta.

Tiểu sử vua Càn Long: 4 bí quyết trường sinh "kỳ lạ" / Kỳ lạ con suối phun nước khi nghe tiếng người gọi, mỗi năm chỉ xảy ra đúng một mùa

Theo Sci-News, một cơ thể động vật đa bào sơ khai đã được khai quật giữa các mẫu đá từ rạn san hô Littele Dal ở Canada, một phần của hệ tầng Stone Knife, được xây dựng bởi các vi khuẩn lam cách đây 890 triệu năm.

Phát hiện cơ thể nguyên vẹn 890 triệu tuổi của thủy tổ chúng ta - Ảnh 1.

Hóa thạch bọt biển cổ đại - Ảnh: NATURE

Sinh vật kỳ lạ, được cho là bọt biển, ở trong trạng thái nguyên vẹn đến kinh ngạc từ các cấu trúc hình ống chỉ có độ lớn tính bằng milimet, giữ nguyên hình dạng nhờ bị bao quanh bởi các tinh thể canxit.

Theo giáo sư Elizabeth Tuner, nhà cổ sinh vật học từ Trường Harquail cho biết sinh vật này thậm chí đã xuất hiện trước khi nồng độ oxy của Trái Đất phù hợp cho thực vật tận 90 triệu năm.

Nếu kết quả giám định niên đại tiếp theo xác định được tuổi đời của hóa thạch trùng khớp với tuổi đời của đá, thì phát hiện này sẽ tạo nên sự thay đổi lớn trong lịch sử sơ khai của Trái Đất.

Trước đây, người ta tin rằng bọt biển là "thủy tổ" của muôn loài, bao gồm chúng ta, bởi chia sẻ những đặc điểm di truyền trùng khớp đến kỳ lạ. Cơ thể hóa thạch lâu đời nhất của bọt biển từng được khai quật là khoảng 350 triệu năm. Có lý thuyết cho rằng bọt biển xuất hiện từ đại Tân Nguyên Sinh, tức từ 1 tỉ năm đến 541 triệu năm trước, nhưng không tìm thấy bằng chứng hóa thạch trực tiếp.

Điều này còn cho thấy sự sống đại dương sơ khai vẫn tiến hóa đủ mạnh mẽ từ trước khi Trái Đất trở nên dễ sống, tức giữa những giai đoạnbăng hà và thiếu thốn oxy.

 

Mẫu vật vừa được khai quật sẽ là câu trả lời. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm