Phát hiện “cửa sang thế giới bên kia” thời Ai Cập cổ đại
Thử thách khám phá 'đảo đầu lâu', nơi mai táng theo cách kì dị tại đảo Bali / Khám phá thác nước tuyệt đẹp còn “ngủ yên” ở Hà Tĩnh
Địa điểm khai quật mới được nhóm khảo cổ Ai Cập - Đức phát hiện tại nghĩa trang Saqqara ở phía nam thủ đô Cairo. (Ảnh: New York Post)
Báo chí thế giới cũng đã đăng tin dưới những hàng tít lớn vào tháng 7/2018, khi các nhà khảo cổ lần đầu tiên công bố khai quật được khu vực “nhà tang lễ” của người Ai Cập cổ đại nằm sâu dưới bãi cát của nghĩa trang lớn Saqqara bên bờ sông Nile, cách Thủ đô Cairo khoảng 32 km về phía nam.
Trong 2 năm qua kể từ đó, việc phân tích kỹ lưỡng những phát hiện về “nhà tang lễ” và một “trục” mai táng gần đó chứa đầy những ngôi mộ xác ướp đã mang lại cả kho thông tin về ngành kinh doanh tang lễ thời Ai Cập cổ đại.
Các chuyên gia khảo cổ phát hiện ra “trục” mai táng dưới lòng đất khu nghĩa trang Saqqara, gần kim tự tháp Djoser. (Ảnh: Ruptly)
Mặc dù có nhiều tài liệu về quá trình ướp xác và mai táng phức tạp từ các nguồn cổ xưa, thậm chí cả những mô tả nghệ thuật trên các bức tường lăng mộ Ai Cập, nhưng vẫn còn đó khoảng trống về lĩnh vực này.
“Những khám phá tại Saqqara lần này đã giúp lấp đầy khoảng trống đó - ông Ramadan Hussein - nhà Ai Cập học làm việc tại Đại học Tübingen của Đức nói - Đây là lần đầu tiên chúng ta có thể đưa ra bằng chứng khảo cổ về tục lệ ướp xác”.
Nhóm khảo cổ làm việc tại hiện trường. (Ảnh: Arabamerica.com)
Suốt nhiều thế kỷ qua, khảo cổ học tại “vùng đất của các Pharaoh” (Vua Ai Cập cổ đại) này hầu như chỉ tập trung vào khám phá các bản khắc và hiện vật tìm được từ các ngôi mộ Hoàng gia hơn là những gì liên quan đến cuộc sống thường ngày.
Đây là lần đầu tiên bằng chứng khảo cổ xác nhận những gì cho đến nay chỉ được suy đoán dựa trên các văn bản pháp lý đã hàng ngàn năm tuổi. Những hiểu biết này làm cho cuộc khai quật tại Saqqara có ý nghĩa đặc biệt.
“Trục” mai táng trên được khai quật lần đầu vào năm 1899, nhưng phát hiện được công bố là kết quả của dự án khai quật năm 2016 - khi ông Hussein bắt đầu tìm kiếm những ngôi mộ có niên đại vào khoảng năm 600 trước Công Nguyên, nằm ẩn sâu dưới nghĩa trang Saqqara.
Các chuyên gia kiểm tra một chiếc quách tại khu mộ xác ướp. (Ảnh: Flipboard)
Trong khi thăm dò tại đây, nhóm của ông Hussein phát hiện một “trục” mai táng như được khắc trên nền đá sa thạch phủ đầy cát và mảnh vụn. Họ đào sâu hơn tới “xưởng” xác ướp và những ngôi mộ nằm sâu hơn 30m bên dưới.
Khu phức hợp mai táng này chiếm một vị trí đắc địa ở Saqqara, nằm trong “tầm nhìn” của kim tự tháp Djoser (còn gọi là kim tự tháp bậc thang) – một trong những di tích lâu đời nhất và được coi là linh thiêng nhất Ai Cập.
Sau khi dỡ bỏ 42 tấn chất độn, các nhà khảo cổ đào tới đáy “trục” và tìm thấy một căn phòng rộng có trần cao bị cát và đá tảng lèn chặt. Khi tiếp tục dỡ bỏ tiếp, họ tìm thấy hàng ngàn mảnh gốm.
Trong năm qua, các chuyên gia về gốm đã có thể ghép các mảnh gốm lại với nhau, tái tạo lại hàng trăm bát và bình nhỏ, mỗi cái đều có gắn nhãn ghi tên của chất nó đựng và ngày tháng quy trình ướp xác được thực hiện. Hướng dẫn sử dụng được viết trực tiếp trên từng vật dụng - ông Hussein cho biết.
Khu mai táng vừa phát hiện được cho là có niên đại từ 2.500 năm trước, nơi các thi thể được ướp trước khi đặt vào quách. (Ảnh: Ruptly)
Cuộc khai quật kéo dài nhiều tháng, cuối cùng khi căn phòng đã được dọn sạch, cả nhóm phát hiện đó không phải ngôi mộ mà là căn phòng có khu vực giống như cái bàn và các kênh dẫn nước nhỏ dọc theo chân tường. Tại một góc có dụng cụ giống hình cái bát nhưng to như chiếc thùng, chứa đầy than củi, tro và cát đen.
Manh mối hoàn chỉnh cho suy đoán của ông Hussein về “xưởng” ướp xác là một lư hương, các kênh thoát nước, phễu hứng máu và hệ thống thông gió tự nhiên bên dưới. Đó là đường hầm - một phần mạng lưới các lối đi như kiểu tổ ong bằng đá - tạo thành đường dẫn không khí mát mẻ từ trên mặt đất xuống.
“Xưởng” ướp xác vừa phát hiện được cho là có niên đại từ Vương triều thứ 26 của Ai Cập (từ năm 664 đến 404 trước Công Nguyên). (Ảnh: Ruptly)
Cách xưởng ướp xác vài bước chân, các nhà khảo cổ tìm thấy “trục” thứ 2 dẫn tới khu phức hợp gồm 6 ngôi mộ, bên trong có hơn 50 xác ướp. Xem ra phần phía trên khu mai táng này được sử dụng cho cả giới trung lưu và người lao động, bởi có xen cả những quan tài bằng gỗ đơn giản hoặc xác ướp chỉ được bọc trong vải lanh và đặt trong hố cát.
Dưới đáy “trục” là nơi đắt giá nhất vì được coi như gần hơn với thế giới bên kia, nên việc mai táng đặc biệt phức tạp và tốn kém. Tại đây có xác ướp của một phụ nữ đặt trong quách bằng đá vôi nặng 7,5 tấn. Gần đó là xác ướp một phụ nữ khác được che mặt bằng mặt nạ chế tác bằng vàng và bạc. Đây là mặt nạ đầu tiên kiểu này được tìm thấy tại Ai Cập trong hơn nửa thế kỷ qua.
Nhiều hiện vật quý được phát hiện trong các cuộc khai quật khảo cổ. (Ảnh: Ruptly)
Sử dụng các công cụ lập bản đồ 3 chiều, ông Hussein đã có thể ghép lại thành “bức tranh” về cách thức mai táng xác ướp thời Ai Cập cổ đại. “Chúng tôi đã đọc về việc này trong các văn bản cổ - ông Hussein nói - nhưng bây giờ mới thực sự bối cảnh hoá được việc kinh doanh tang lễ thời đó”.
Phát hiện này xác nhận thông tin từ các tư liệu viết trên giấy papyrus (giấy cói) được tìm thấy cũng tại Saqqara từ hơn một thế kỷ trước rằng: Những người ướp xác táo bạo đã đóng gói hàng chục xác ướp vào các “trục” mai táng, sau đó thu phí hoặc trao đổi lấy các lô đất với lý do để gìn giữ linh hồn người đã đi qua “cửa duy nhất sang thế giới bên kia”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt