Thử thách khám phá 'đảo đầu lâu', nơi mai táng theo cách kì dị tại đảo Bali
Báo động: Bắc Cực đang nóng lên nhanh gấp đôi phần còn lại của thế giới / Thợ mỏ đổi đời nhờ 2 tảng đá quý trị giá 77 tỷ đồng
Ngôi làng Trunyan nằm ở giữa đảo Bali, thiên đường du lịch của Indonesia. Nhưng ngôi làng này không nổi tiếng bởi bãi biển xanh, núi lửa hay những ngôi đền cổ kính, thay vào đó là tập tục an táng người đã khuất độc nhất vô nhị. Đây cũng chính là điều thu hút hàng vạn lượt du khách đến Trunyan.
Chuyến thăm nghĩa trang làng Trunyan được xem là tour du lịch kì lạ, hiếm có và không dành cho những người yếu bóng vía. Nghĩa trang nằm gọn trong khuôn viên làng Trunyan. Để đi tới đây, du khách phải mất khoảng nửa giờ di chuyển cano vượt qua hồ Batur.
Người đã khuất thường được đưa đến đây bằng thuyền gỗ. Khi đến nghĩa trang, thi thể họ được đặt dưới đất, bên trên phủ quần áo và những kỷ vật như giày dép, kính, thuốc lá, tiền xu…
Theo tập tục, người đã khuất không được chôn xuống đất, hỏa táng hay đưa thi thể vào quan tài. Họ chỉ được đặt trong một chiếc lồng tre hình lăng trụ tam giác để ngăn cách thi thể với thú giữ, chim chóc bên ngoài.
Dưới cái nóng nắng gay gắt của Indonesia, các thi thể sẽ tự phân hủy cho đến khi chỉ còn xương cốt. Sau đó các hộp sọ được chuyển đến khu vực riêng. Theo quan niệm của người dân Trunyan, đây là cách tự nhiên nhất đưa người đã khuất về với đất mẹ.
Điều kì là là nghĩa trang này hoàn toàn không có mùi hôi, không có ruồi nhặng và dòi bọ. Người dân tại đây lí giải hiện tượng này là nhờ cây đa cổ thụ hàng ngàn năm tuổi nằm ở chính nghĩa trang. Cây đa tỏa hương thơm tự nhiên để át đi mùi hôi thối của tử thi. Họ coi đây là cây thiêng của làng. Cái tên Trunyan cũng là sự kết hợp giữa Tảu (nghĩa đen là cái cây) và Menyan ( có nghĩa là mùi thơm).
Phụ nữ của làng Trunyan bị cấm xuất hiện ở nghĩa trang khi có một xác chết mới được đặt vào. Họ cho rằng: nếu phụ nữ đến đây sẽ mang đến một thảm họa lớn cho ngôi làng như núi lửa phun trào hoặc sạt lở đất. Bên cạnh đó, họ cũng tin rằng, nếu người chết bị đốt cháy, nó sẽ gây ra vấn đề lớn cho núi lửa.
Nghĩa trang mở cửa đón khách từ 8h sáng đến 15h chiều mỗi ngày. Giá vào cửa là 0,71 USD/người, tức là chưa đến 20.000 Việt Nam đồng. Tuy nhiên du khách sẽ tự phải chi trả phí đi thuyền hay cano.
Từ tháng 3/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đảo Bali đã tạm dừng đón khách và hiện nghĩa trang làng Trunyan cũng tạm thời đóng của. Nơi đây chỉ còn dành riêng cho dân làng thực hiện các nghi thức mai táng truyền thống.
Ngoài tục mai táng kì lạ, làng Trunyan còn có truyền thống đặc biệt khác khiến nhiều người tò mò. Đó là một buổi lễ - nơi mà các thanh thiếu niên mặc lá chuối khô, sử dụng mặt nạ linh thiêng và nhảy múa. Không hề có âm nhạc trong điệu nhảy này. Trong thời gian tham gia lễ hội, các thanh thiếu niên sẽ ngủ ở chùa, kiêng hoạt động tình dục. Nghi thức Berutuk này đại diện cho truyền thuyết về sự di cư của dân làng Trunyan. Trong khi những người trẻ tuổi chạy quanh các ngôi đền, khán giả cố gắng ăn cắp lá chuối của họ để làm bùa hộ mệnh. Các chàng trai thì đẩy khán giả bằng một cây roi và nói rằng nó sẽ chữa lành bệnh cho bất cứ ai bị quất. Lễ Berutuk kéo dài 3 ngày liên tiếp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng