Khám phá

Tìm thấy hóa thạch “vua thỏ” khổng lồ

Trang KP của Nga cho hay, các nhà khoa học hiện một hoá thạch thỏ khổng lồ, nằm trên đảo Menorca trên Địa Trung hải, thuộc lãnh thổ Tây Ban Nha. Các nhà khoa học đặt tên cho nó là Nuralagus rex, có nghĩa là “vua thỏ”.

Phát hiện choáng váng từ hóa thạch 4.000 "ma sói" kỷ băng hà / Hóa thạch thủy quái kinh khủng nhất thế giới vì... ăn thịt nhau trong bụng mẹ

Hình ảnh của "vua thỏ" khổng lồ trong hình dung của các nhà khoa học.

Dựa trên kích thước của hoá thạch, người ta ước tính nó có trọng lượng khoảng 12 kg, nghĩa là nặng gáp 6 lần trọng lượng trung bình của một con thỏ ngày nay.

Việc xác định niên đại cho thấy “vua thỏ” sống cách nay từ 3 đến 5 triệu năm. Đây là một hiện vật rất quý báu, khẳng định thuyết tiến hoá do Darwin đề ra. Theo thuyết này, cuộc sống trên các đảo biệt lập sẽ dẫn đến tình trạng những con vật vốn to lớn như voi chẳng hạn sẽ ngày càng nhỏ đi, còn những con vật nhỏ thì lại to lên.

Điều này được giải thích là nguồn thức ăn cho những con vật to xác bị hạn chế, chúng thường thiếu ăn triềm miên, trong khi đó với những con vật nhỏ, ăn uống vốn không nhiều lại thoát khỏi sự săn lùng của những loài ăn thịt vắng mặt trên các đảo nên tha hồ phát triển.

Nhà nghiên cứu Joseph Kintana, Viện Cổ sinh học Barcelona giải thích thêm: Vì nguyên nhân này, thỏ Nuralagus Reх có đôi mắt khá nhỏ, tai không to và vểnh vì chúng không cần phải nhìn tinh, nghe thính để đề phòng sự tấn công bất chợt của thú dữ. Ngoài ra, chân chúng nhỏ bé, yếu ớt, đốt sống cứng, từng bước đi ngắn, vì cuộc sống không đòi hỏi chúng phải chạy nhanh, nhảy xa để chạy trốn kẻ thù.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm