Phát hiện gây sốc bên trong lăng mộ của Pharaoh Ai Cập
Những bức ảnh kinh ngạc về cuộc sống của thổ dân da đỏ bí ẩn ở Brazil / Cảnh tượng kinh ngạc bên trong mộ cổ của cặp đôi Trung Quốc
Giới chức đã kết thúc cuộc tìm kiếm căn phòng bí mật bên trong lăng mộ của vị Vua Ai Cập trẻ tuổi Tutankhamun với một kết luận khiến công chúng ngỡ ngàng.
Các quan chức Ai Cập từng “chắc chắn đến 90%” về một căn phòng được dấu đằng sau những bức tường trong lăng mộ 3.000 năm tuổi của pharaon Tutankhamun. Nhiều nhà khoa học giả thuyết rằng, căn phòng đó là nơi cất giữ thi hài của Hoàng hậu Nefertiti, được cho là mẹ của Tutankhamun.
Tutankhamun có lẽ là người phụ nữ Ai Cập cổ có hình thù rõ ràng nhất vì một bức tượng bán thân từ 3.000 năm trước của bà được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng, bà đã cai trị Ai Cập sau khi chồng mất, trong lúc Tutankhamun vẫn còn nhỏ.
Năm 2015, nhà khảo cổ học người Anh Nicholas Reeves công bố một bản vẽ chi tiết sau khi dùng máy quét rada quét toàn bộ lăng mộ của Tutankhamun, qua đó cho thấy một dấu vết mờ mờ có thể là một cánh cửa đằng sau những bức tường thạch cao. Ông kết luận, lăng mộ này tương đối nhỏ nên ban đầu được xây dựng để dành cho Hoàng hậu Nefertiti, nhưng không rõ vì lý do gì mà Pharaoh Tutankhamun lại nằm ở đây và có lẽ thi hài của Hoàng hậu đang nằm sâu bên trong lăng mộ.
Sau phát hiện của Reeves, nhiều lần quét radar khác được thực hiện và càng củng cố thêm giả thuyết của ông. Chính vì vậy các nhà chức trách Ai Cấp đã tự tin tuyên bố “chắc chắn đến 90%” về một căn phòng bí mật bên trong lăng mộ này. Đây được coi là một trong những phát hiện ấn tượng nhất về nền văn minh Ai Cập cổ.
Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia ở trường Đại học Turin ở Ý đã sử dụng công nghệ quét radar thông minh hơn và đưa ra một kết luận gây thất vọng cho nhiều người.
Giáo sư Francesco Porcelli, người đứng đầu đội nghiên cứu ở Đại học Turin, phát biểu: “Không có gì tồn tại đằng sau những bức tường trong lăng mộ của Tutankhamun”. Lý do dẫn đến kết luận sai lầm của những lần quét radar trước đó có thể là do có quá nhiều “sự phức tạp trong số liệu”.
Giới chức thuộc chính quyền Ai Cập cũng đã chấp nhận kết luận của giáo sư Porcelli.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Việt Nam có khúc gỗ quý niên đại hàng triệu năm, cứng ngang mã não, từng có cây được trả hơn 600 tỷ đồng
Lý giải nguyên nhân vua chúa Trung Quốc cổ đại sử dụng áo quan bằng ngọc bích