Phát hiện gây sốc khi kiểm tra 13 con cá mập sống ở vùng ven biển Brazil
Hậu duệ kiệt xuất của Quan Vũ: Từng khiến Tổng thống Mỹ phải nể, được cả Trung Quốc ngưỡng mộ / Bí mật về quái vật giống quái vật hồ Loch Ness
Các nhà nghiên cứu Brazil kiểm tra một con cá mập mũi nhọn. Ảnh: CNN.
Theo CNN, các nhà khoa học đã kiểm tra ngẫu nhiên 13 con cá mập mũi nhọn sống ở vùng biển ven biển thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Cocaine được tìm thấy trong cả gan và mô cơ của tất cả 13 con cá mập.
Theo nhóm nghiên cứu, cá mập mũi nhọn được chọn vì chúng có kích thước nhỏ và sống ở vùng ven biển, nơi chúng sẽ phải tiếp xúc với lượng chất gây ô nhiễmcủa con ngườitrong suốt vòng đời.
Nồng độ cocaine trong mô cơ cao hơn khoảng ba lần so với mô gan. Nồng độ cocaine trong mô cơ của cá mập cái cao hơn so với cá mập đực, nghiên cứu cho biết.
Enrico Mendes Saggioro, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Xúc tiến và Đánh giá Sức khỏe Môi trường thuộc Viện Oswaldo Cruz (Brazil), đồng tác giả nghiên cứu,nói với CNN: "Cocaine gây ô nhiễm vùng ven biển do nước thải, cũng như từ các phòng thí nghiệm điều chế bất hợp pháp".
Khoảng 22% số người sử dụng cocaine trên thế giớisống ở Nam Mỹ, nghiên cứu cho biết. Brazil là quốc gia có mức độ tiêu thụ cocaine lớn thứ hai ở khu vực. Các nhà nghiên cứu cho biết, mức tiêu thụ tăng và cơ sở hạ tầng xử lý nước thải kém đã làm tăng nồng độ cocaine trong biển.
Cocaine do những kẻ buôn lậu đổ xuống biển từng được coi là nguyên nhân gây ô nhiễm, nhưng nghiên cứu mới cho thấy đây không phải là lý do chính.
"Chúng tôi không thường thấy cocaine bị đổ ra biển hoặc trôi dạt trên biển, khác với các trường hợp ở Mexico và Florida (Mỹ)", ông Saggioro nói.
Theo ông Saggioro,các nhà nghiên cứu chưa xác định cocaine có gây tổn hại cho cá mập hay không. "Rất có khả năng là cocaine có thể gây hại cho cá mập nhưng điều này chưa được chứng minh", nhóm nghiên cứu nói.
Một vấn đề đáng lo ngại khác là sức khỏe con người. "Cocaine đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn vì cá mập thường là thực phẩm mà người ở Brazil và nhiều quốc gia khác tiêu thụ", nhóm nghiên cứu cho biết.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích thêm các mẫu cá mập khác, cũng như cá đuối. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học "the Total Environment".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ