Khám phá

Phát hiện hài cốt "sói biến hình" 16.000 năm trong hang động ở Đức

8 chiếc răng nanh và xương hàm hóa thạch trong hang động Gnirshöhle thuộc về một sinh vật đang tiến hóa dở dang: sói biến hình thành chó nhà.

Ghé thăm 15 địa điểm độc đáo, nổi tiếng thế giới / Ngắm nhìn kiến trúc kỳ vĩ của quê hương Sherlock Holmes

Bài công bố trên Scientific Reports cho biết việc phát hiện ra sinh vật làm cầu nối giữa sói và chó nhà này có thể đem đến nhiều dữ liệu quan trọng về nguồn gốc, cách tiến hóa của chó nhà lẫn cách con người tiền sử thuần hóa động vật vì những mục tiêu sinh tồn.

Phát hiện hài cốt sói biến hình 16.000 năm trong hang động ở Đức - Ảnh 1.

Một phần xương hàm dính răng nanh của "sói biến hình" - Ảnh: SCIENTIFIC REPORTS

"Một số răng nanh cổ đại từng được tìm thấy, có niên đại hàng nghìn năm, một số giống chó, một số giống sói, một số khác thì làm giới cổ sinh vật học lúng túng giữa 2 nhóm" – các tác giả viết.

Giờ đây, lần đầu tiên một sinh vật mang rõ ràng những đặc điểm chuyển tiếp được tìm thấy. Theo tiến sĩ Chris Baumann từ Đại học Tubingen (Đức), tác giả chính của nghiên cứu, họ đã phân tích vật chất di truyền được bảo quản rất tốt trong các hóa thạch này, đem so sánh với 11 con chó cổ đại từng được khai quật ở một địa điểm khác ngay trong vùng, 3 con ở Frankurt (Đức), 2 con từ Pháp và 5 con từ Bắc Canada. Những chiếc răng và mảnh xương từ các con chó này có niên đại tư 33.000 năm trước đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên.

Phát hiện hài cốt sói biến hình 16.000 năm trong hang động ở Đức - Ảnh 2.

Địa điểm nơi phát hiện ra hài cốt sinh vật kỳ lạ - Ảnh: DAILY MAIL

Các phép đo đồng vị cacbon 13 và nitơ 15 (C13 và N15) được sử dụng để đưa hài cốt mỗi con vật vào một trong 3 nhóm A, B và C. Nhóm A giống với sói cổ đại hoang dã hơn với chế độ ăn chủ yếu là những động vật cỡ lớn bao gồm cả voi và ma mút. Nhóm B có N15 thấp hơn, đây là dấu hiệu của lượng protein thấp và chế độ ăn uống đa dạng. Nhóm C có C13 cao hơn hai loại còn lại, đến từ chế độ ăn của chủ yếu là động vật có vú nhỏ.

Phát hiện hài cốt sói biến hình 16.000 năm trong hang động ở Đức - Ảnh 3.

Một số mảnh hài cốt khác của "sói biến hình", thuộc về tổng cộng 5 cá thể - Ảnh: SCIENTIFIC REPORTS

 

Toàn bộ các con "sói biến hình" trong hang động kỳ lạ ở Đức đều thuộc nhóm B. Chúng ăn cả ăn động vật có vú nhỏ, chẳng hạn như thỏ rừng, lẫn động vật móng guốc, chẳng hạn như tuần lộc và ngựa, và động vật ăn thịt. Điều này vừa củng cố, vừa giải thích cho đặc điểm nửa chó nửa sói của nó: đây là những con vật tuy còn hoang dã nhưng đang được con người nuôi và thuần hóa. Như vậy, từ 14.000-16.000 năm trước, chó sói hoang dã đã được thuần hóa thành chó nhà. Hang Gnirshöhle chính là một trong những nơi chứng kiến quá trình kỳ diệu đó, tờ Daily Mail nhận định.

Các tác giả cho biết chủ nhân của những chú sói đang biến hình dang dở thành chó nhà này là người cổ đại bản địa Magdalenian, chiếm đóng khu vực Hegau Jura, là miền Nam nước Đức ngày nay. Có thể coi "sói biến hình" Gnirshöhle là một loài "chó Gnirshöhle" có một không hai, vì nó đã được nuôi dưỡng và cho ăn bởi con người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm