Khám phá

Phát hiện hoá thạch ếch siêu hiếm 2 triệu năm tuổi ở Argentina

Các nhà cổ sinh vật học Argentina đã phát hiện dấu tích hoá thạch của một loài ếch quý hiếm sinh sống cách đây 2 triệu năm - thuộc giai đoạn cuối thế Pilocene, đầu thế Pleistocene.

Phát hiện sinh vật biển kỳ lạ như đến từ ngoài hành tinh, không cần thở vẫn sống / 3 anh hùng thời Tam Quốc lưu danh sử sách đều chỉ nhờ một chữ này

Theo AFP, phát hiện này được công bố bởi cơ quan khoa học và công nghệ thuộc Đại học Quốc gia La Matanza, Argentina.
"Chúng ta biết rất ít về những loài cóc và ếch thời tiền sử", tiến sĩ Federico Agnolin, nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Argentina, cho biết.
"Ếch và cóc rất nhạy cảm với những thay đổi về khí hậu và môi trường, vì vậy chúng là nguồn dữ liệu quan trọng để tìm hiểu về khí hậu trong quá khứ", ông Agnolin nói thêm.
Hoá thạch này được phát hiện dưới độ sâu 44 mét trong quá trình đào một giếng nước ở San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 180 km về phía bắc.
Mẩu xương hoá thạch tí hon của loài ếch sống cách đây 2 triệu năm. Ảnh: AFP.

Mẩu xương hoá thạch tí hon của loài ếch sống cách đây 2 triệu năm. Ảnh: AFP.

Nó bao gồm mẩu nhỏ xương cánh tay của một loài lưỡng cư nhỏ, có họ hàng xa với ếch sừng và ếch trên cây, theo ông Agnolin.
Mặc dù kích thước của hoá thạch là rất nhỏ, các nhà khoa học vẫn có thể xác định được loài vì Anuras - nhóm lưỡng cư trong đó có ếch và cóc - có một cấu độc đáo ở phần xương cách tay tạo thành khớp khuỷu tay, giúp chúng trở nên dễ nhận biết.
Cấu trúc đặc biệt này giúp cho ếch có sự dẻo dai và linh động trong di chuyển.
"Việc phát hiện một loại lưỡng cư mới sống ở giai đoạn cuối thế Pilocene, đầu thế Pleistocene là một sự kiện đặc biệt trong ngành cổ sinh vật học Argentina", ông Agnolin cho biết.
Thế Pliocen là thế thứ hai của kỷ Neogen trong đại Tân Sinh, bắt đầu cách đây khoảng 2,6 triệu năm. Thế Pliocen diễn ra sau thế Miocen và ngay sau nó là thế Pleistocen.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm