Phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài lâu đời nhất từ trước đến nay
Loài vịt đẹp từ ngoại hình đến tên, lúc nào cũng có đôi có cặp lại còn luôn một lòng một dạ với nhau khiến con người phải ghen tị / Cô chủ tá hỏa vì chó giữ nhà nằm ôm kẻ đột nhập ngủ ngon lành

Các chuyên gia cổ sinh vật học thuộc Đại học Sao Paulo (USP) và Đại học liên bang Santa Maria (UFSM) thực hiện cuộc nghiên cứu đã đặt tên cho loài khủng long trên là “Macrocollum itaquii”.
Macrocollum itaquii được tái tạo từ hóa thạch 3 bộ xương được tìm thấy vào năm 2013 trong các tảng đá với niên đại 225 triệu năm tại thị trấn Agudo, bang Rio Grande de Sul, giáp biên giới với Argentina và Uruguay.
Phát biểu với báo giới, phát ngôn viên của UFSM, ông Rodrigo Temp Müller cho biết hóa thạch dài 3,5 m, được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn. Điểm đáng chú ý của phát hiện là Macrocollum itaquii thuộc nhóm cổ dài và lâu đời nhất so với những loài khủng long cổ dài khác được phát hiện cho đến nay. Mẫu vật trên sẽ cung cấp các bằng chứng về quá trình và đặc điểm tiến hóa của nhóm khủng long này.

Theo chuyên gia Müller, Macrocollum itaquii là loài ăn cỏ và nhờ chiếc cổ dài, nó ăn thực vật nằm ở trên cao so với mặt đất. Loài này có thể đã sống thành bày đàn như thói quen của nhóm khủng long cổ dài Sauropodomorpha ăn cỏ thống trị thời Đại Trung Sinh, suy thoái và tuyệt chủng vào cuối kỷ Creta (66 triệu năm trước).
Chuyên gia của UFSM cho biết các hóa thạch của Macrocollum itaquii sẽ được trưng bày tại Trung tâm nghiên cứu cổ sinh vật học Cuarta Colonia tại bang Río Grande de Sul trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'