Phát hiện hoá thạch loài vẹt lớn nhất trên Trái Đất
Máy ảnh lia đến, chim cú lập tức thể hiện 'ma thuật' / Clip: Chiêm ngưỡng tuyệt kỹ săn mồi của loài cá thích ăn thịt chim
Loài vẹt này có chiều cao khoảng 1 mét, con chim có lẽ sẽ cao gần bằng một đứa trẻ 4 tuổi trung bình ở Mỹ.

Hình ảnh mô tả loài vẹt lớn nhất thế giới mới được xác định.
Các nhà khoa học thực tế đã tìm thấy những con chim tiền sử khổng lồ trong nhiều năm, nhưng loài vẹt mới này vẫn thực sự là một sự kiện đáng chú ý bởi đây là con vẹt lớn nhất từng được biết là đã đi trên Trái Đất. Nó thậm chí có thể làm mồi cho những con chim khác.
Với trọng lượng ước tính khoảng 7 kg, loài chim hiện đã tuyệt chủng này đánh bại tất cả các đối thủ vẹt khác, với trọng lượng gần gấp đôi trọng lượng của loài kakapo đang bị đe dọa tuyệt chủng của New Zealand.
Các nhà khoa học tính được xấp xỉ kích thước của nó dựa trên hai xương chân, với giả định rằng cả hai đều đến từ cùng một loài chim. Các nhà nghiên cứu so sánh xương giống như dùi trống với bộ xương chim trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nam Úc và bộ sưu tập điện tử của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian.
Hóa thạch được đào lên vào năm 2008 tại St Bathans, New Zealand, nơi có hàng ngàn xương chim đã được tìm thấy nhưng đến vừa qua mới được xác định chính xác.
"Nó hoàn toàn bất ngờ và khá mới lạ. Một khi tôi đã thuyết phục bản thân mình đó là một con vẹt, thì rõ ràng tôi phải thuyết phục thế giới. Loài chim có lẽ đã sống trong thời kỳ Miocen sớm, kéo dài từ khoảng 23 triệu đến 16 triệu năm trước”, Worthy, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'