Khám phá

Phát hiện hộp sọ có niên đại cổ xưa nhất ngoài châu Phi

Đây là mẫu hài cốt sớm nhất của người hiện đại (Homo sapien) được tìm thấy cho đến thời điểm hiện tại, đồng thời giúp nhân loại hiểu thêm về cách người hiện đại cư trú tại lục địa Á Âu.

Bách khoa toàn thư nhà Minh Trung Quốc bán đấu giá 9 triệu USD / Di tích Cố đô Huế: Phát lộ 2 cổng thành thời nhà Nguyễn

Phat hien hop so co nien dai co xua nhat ngoai chau Phi hinh anh 1
Nguồn: nytimes.com.

Một hóa thạch hộp sọ người có niên đại lên tới 210.000 năm đã được tìm thấy bên ngoài châu Phi.

Theo công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, đây là mẫu hài cốt sớm nhất của người hiện đại (Homo sapien) được tìm thấy cho đến thời điểm hiện tại, đồng thời giúp nhân loại hiểu thêm về cách người hiện đại cư trú tại lục địa Á Âu.

Đông Nam Âu từ lâu được xem là hành lang di chuyển chính của người hiện đại tới từ châu Phi.

Tuy nhiên, cho đến nay, bằng chứng sớm nhất của người hiện đại chỉ có niên đại vào khoảng 50.000 năm.

Trong khi đó, các nhà khảo cổ đã vài lần phát hiện được bằng chứng về sự hiện diện cổ xưa của người Neanderthal, họ hàng của người hiện đại, trên khắp châu lục. Hai hộp sọ hóa thạch được phát lộ tại một hang động của Hy Lạp vào những năm 1970 mới đây đã được xác định là của người Neanderthal.

 

Phát hiện trên đã củng cố giả thiết rằng, người hiện đại từng vài lần di cư từ châu Phi đến lục địa Á Âu trong suốt hàng chục nghìn năm. Với công nghệ máy tính tối tân kết hợp với phương pháp đồng vị phóng xạ, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra niên đại của hộp sọ.

Một trong hai hộp sọ được đặt tên là Apidima 2, cũng là tên hang động nơi hộp sọ được tìm thấy, có niên đại 170.000 năm và thuộc về người Neanderthal. Trong khi đó, hộp sọ thứ hai Apidima 1 lại khiến các nhà khoa học sửng sốt khi có niên đại lâu hơn hộp sọ trên tới 40.000 năm và được xác định là của người hiện đại.

Thông tin này khiến đây trở thành mẫu hài cốt lâu đời nhất của người hiện đại từng được tìm thấy tại lục địa này, lâu hơn bất kỳ mẫu hài cốt nào của người hiện đại từng được biết đến bên ngoài châu Phi.

Vượn người, một nhóm của loài linh trưởng gồm người hiện đại và Neanderthal, được cho là có nguồn gốc từ châu Phi cách đây hơn 6 triệu năm. Nhóm người này đã rời lục địa và di cư đi nhiều nơi từ cách đây 2 triệu năm.

Hiện hóa thạch lâu đời nhất tại châu Phi thuộc về một thành viên trong gia đình người hiện đại với bộ xương hàm có niên đại 2,8 triệu năm tại Ethiopia. Người hiện đại sau đó đã dần thay thế người Neanderthal sinh sống tại châu Phi trên vào khoảng 45.000-35.000 năm trước.

 

Theo giáo sư nhân chủng học Eric Delson của Đại học New York, việc phát hiện hộp sọ tại Hy Lạp cho thấy người hiện đại di cư từ châu Phi đến Nam Âu vài lần.

Thay vì di chuyển một lần từ châu Phi đến lục đại Á Âu, người hiện đại đã có vài chuyến đi, song không phải lúc nào cũng kết thúc với việc định cư lâu dài.

Tiến bộ về khoa học và công nghệ gene sẽ ngày càng giúp thế giới hiểu biết thêm cách tổ tiên lài người di cư trên thế giới như thế nào.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm