Phát hiện kho vàng - bạch kim vô tận: cặp "quái vật vũ trụ" đáng sợ
Galileo và kính viễn vọng của ông đã thay đổi ý tưởng về vũ trụ như thế nào? / Các nhà khoa học đã tìm thấy phân tử đầu tiên trong vũ trụ nhờ vào tinh vân cách chúng ta 3.000 năm ánh sáng
Để một nguyên tố nặng như vàng hay bạch kim ra đời, các proton trong nguyên tử cần được ép dưới một năng lượng khổng lồ. Thứ gì đủ mạnh mẽ đế cung cấp cho thế giới những kim loại quý mọi người say mê đó là câu hỏi mà các nhà vũ trụ học cố giải đáp trong thời gian qua.
Theo Phys.org, từ lâu có 2 giả thuyết được ủng hộ nhất về thứ tạo ra vàng và bạch kim: một là vụ hợp nhất của 2 sao neutron, hai là sự hợp nhất giữa một sao neutron và một lỗ đen.
Một vụ hợp nhất 2 sao neutron - Ảnh: Quỹ Khoa học Quốc giaLIGO/Đại học Bang Sonoma/A. Simonnet
Sao neutron vốn nhỏ bé nhưng là "quái vật" ngoại hạng của vũ trụ. Nó thường là sản phẩm từ 2 lần chết đi của một ngôi sao khổng lồ, gom góp siêu năng lượng từ vật thể sống trước đó để trở thành một thứ nhỏ bé nhưng mang siêu năng lượng, với từ trường mạnh khoảng 1 tỉ lần Trái Đất.
Nghiên cứu từ hai viện - trường của Mỹ là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học New Hampshire đã khẳng định giả thuyết thứ nhất là hợp lý, dựa trên sự so sánh sản lượng kim loại nặng giữa mô hình 2 dạng hợp nhất.
Sao neutron vốn đã mạnh, sự va chạm và hợp nhất 2 "quái vật" đồng dạng càng tạo ra một trường năng lượng khủng khiếp hơn, ép các proton trong nguyên tử lại nhau để tạo nên các nguyên tố nặng, năng lượng càng mạnh càng tạo ra thứ nặng hơn, mà đỉnh điểm là vàng và bạch kim.
Nguồn gốc từ vụ hợp nhất sao neutron và lỗ đen bị loại bỏ vì lý do đơn giản: dù cũng là 2 "quái vật" siêu năng lượng, nhưng mô hình - dựa theo dữ liệu mà 2 đài thiên văn LOGO và Virgo thu thập được - cho thấy lỗ đen rất có thể sẽ phóng ra tia lửa và phun mất các kim loại nặng trước khi nuốt chửng luôn sao neutron.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.
End of content
Không có tin nào tiếp theo