Chụp ảnh vũ trụ, hoảng hồn vì 2 "bóng ma nhảy múa" sinh ra từ lỗ đen
Có bao nhiêu loại ngọc rồng đang xuất hiện trong vũ trụ Dragon Ball? / Vật thể từ vũ trụ từng rơi xuống những nơi khó ngờ nhất trên Trái Đất
Theo Science Alert, các cấu trúc được mô tả như những "bóng ma nhảy múa" kỳ lạ trong không gian, có thể tiết lộ nhiều thông tin mới về các lỗ đen "quái vật" và môi trường phức tạp giữa các thiên hà.

"Bóng ma nhảy múa" sinh ra từ lỗ đen - Ảnh: ASKAP
Nhà vật lý thiên văn người Úc Ray Norris từ Đại học Western Sydney và CSIRO cho biết: "Khi lần đầu chúng tôi thấy những bóng ma nhảy múa, chúng tôi không biết chúng là gì. Sau nhiều tuần là việc, chúng tôi tìm thấy 2 thiên hà chủ, ở trung tâm của chúng là 2 lỗ đen siêu lớn, phun ra các tia điện tử, sau đó bị bẻ cong thành những hình thù kỳ dị bởi gió thiên hà".
Vì vậy, 2 bóng ma thật ra là những đám mây electron khổng lồ lan rộng trong không gian sâu thẳm, một hiện tượng vũ trụ lạ chưa từng được quan sát trước đây, nhưng các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu về chúng sẽ tiết lộ nhiều chi tiết về các thiên hà chủ và các lỗ đen "quái vật" đã tạo ra chúng.
Theo tiến sĩ Norris, vẫn còn những câu hỏi cần trả lời như gió thiên hà đã từ đâu tới và tại sao lại thổi theo nhiều hướng rối ren như thế, vì sao các lỗ đen này lại đột ngột phát xạ vô tuyến dữ dội như vậy...
Khám phá được thực hiện một cách tình cờ khi các nhà thiên văn đang quan sát vũ trụ thông qua kính thiên văn ASKAP, một công cụ quan sát vô tuyến siêu mạnh của Úc, đang khảo sát thí điểm cho dự án Khảo sát EMU - lập Bản đồ Tiến hóa vũ trụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'