Khám phá

Phát hiện khu rừng hóa thạch 419 triệu năm tuổi ở Trung Quốc

Dấu tích hóa thạch của một khu rừng 419 triệu năm tuổi vừa được tìm thấy ở Trung Quốc mang đến cho các nhà nghiên cứu những hiểu biết mới về thời điểm cuộc sống bắt đầu nổi lên từ biển.

Mỹ: Tìm ra hóa thạch voi ma mút “khủng” vạn năm tuổi / Hóa thạch 70 triệu năm hé lộ về "quái vật Loch Ness" lớn chưa từng thấy

Khu vực này có kích thước xấp xỉ 35 sân bóng đá tương đương 250.000 m2. Khu rừng thời kỳ Devonia được đóng gói với lycopsid, một loại cây không có nhánh tương tự như cây cọ. Khu vực này là một trong ba khu rừng giống như nó tồn tại nằm ở Mỹ và Na Uy.

Hình ảnh khu rừng hoá thạch được mô phỏng lại.

Hình ảnh khu rừng hoá thạch được mô phỏng lại.

Mật độ lớn cũng như kích thước nhỏ của cây có thể làm cho khu rừng rất giống với cánh đồng mía, mặc dù các cây trong rừng hoá thạch này được phân bố thành từng mảng, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, Deming Wang, nói.

Wang nói thêm: “Cũng có thể là rừng lycopsid giống như rừng ngập mặn dọc bờ biển, vì chúng xuất hiện trong một môi trường tương tự và đóng vai trò sinh thái tương đương”.

Những cây lycopsid thường cao dưới 3,2 mét và có thể đã tăng lên 7,7 mét ở đỉnh của chúng.

Sau thời kỳ Devonia kết thúc cách đây 359 triệu năm, các cây lycopsid khổng lồ đã xuất hiện. Những lycopsid khổng lồ này đã trở thành một phần của than đá đang được khai thác ngày hôm nay.

Những cây hóa thạch có thể được nhìn thấy trong các bức tường của mỏ đá sét, bên dưới và bên trên một mảng sa thạch dày 4 mét. Các phát hiện hóa thạch khác bao gồm một cấu trúc giống như trái thông và một số thân cây hóa thạch.

 

Theo Khôi Nguyên/Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm