Phát hiện kim tự tháp cổ xưa nhất thế giới trong lòng núi
Cách xử lý khi mọc răng khôn thời cổ đại? Sau khi biết quá trình, cư dân mạng: 'Thật tàn nhẫn' / Hé lộ điều bí mật không tưởng về loài mèo mà ít người biết, không đơn giản chỉ là 'meo meo'
Được biết đến với cái tên Gunung Padang, địa điểm này trước đây từng bị nhầm là một ngọn đồi tự nhiên. Tuy nhiên theo IFL mới đưa tin, toàn bộ cấu trúc gò đất ở đây thực tế được xây dựng bởi bàn tay con người trong suốt nhiều thiên niên kỷ.
Tọa lạc tại quận Cianjur, tỉnh Tây Java (Indonesia), Gunung Padang là một tổ hợp đá cự thạch nằm trên đỉnh đồi. Mãi đến năm 2018, các nhà khảo cổ mới đưa ra giả thuyết rằng toàn bộ gò đất có thể là công trình nhân tạo và Gunung Padang ẩn chứa nhiều thứ hơn so với cấu trúc bằng đá dễ thấy trên bề mặt của nó.
Những khối đá cự thạch trên đỉnh Gunung Padang. (Ảnh: Wikipedia)
Giả thuyết trên được đưa ra bởi nhóm nhà nghiên cứu đa ngành đã dành ba năm khảo sát địa điểm từ năm 2011 đến năm 2014. Ban đầu nhiều chuyên gia còn tỏ ra nghi ngờ. Song, nhóm nghiên cứu đã công bố báo cáo chi tiết về cuộc điều tra trên tạp chí Archaeological Prospection, trong đó có bằng chứng xác thực chứng minh Gunung Padang là kim tự tháp cổ nhất thế giới.
"Qua xác định niên đại bằng carbon phóng xạ của đất hữu cơ, nhiều giai đoạn xây dựng được phát hiện có niên đại hàng nghìn năm trước Công nguyên, trong đó giai đoạn đầu có niên đại từ thời kỳ đồ đá cũ... Nghiên cứu này cho thấy rõ ràng rằng Gunung Padang không phải là một ngọn núi tự nhiên mà là một công trình giống kim tự tháp", báo cáo viết.
Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau bao gồm thăm dò điện chiếu trường (ERT), radar xuyên đất (GPR) và địa chấn chiếu sóng (ST), các nhà nghiên cứu đã phác họa bức tranh hoàn chỉnh về những đặc điểm bên trong ngọn núi cũng như niên đại của quá trình xây dựng. Lõi khoan ở 7 điểm khác nhau cho thấy kim tự tháp được xây dựng theo bốn giai đoạn riêng biệt trong hàng nghìn năm.
Gunung Padang không phải là một ngọn núi tự nhiên mà là một công trình giống kim tự tháp. (Ảnh: Shutterstock)
Sau khi phân tích, nhóm nhà nghiên cứu chia cấu trúc Gunung Padang thành 4 đơn vị tương ứng với 4 giai đoạn xây dựng khác nhau. Công trình bắt đầu bằng Đơn vị 4 với chiều cao từ 20 đến 30 mét. Được chôn sâu dưới ngọn núi, giai đoạn ban đầu này có khả năng bắt nguồn từ một ngọn đồi dung nham tự nhiên và được đục đẽo tỉ mỉ thành hình dạng hiện tại vào khoảng thời gian từ 25.000 đến 14.000 năm trước.
Đơn vị 3 bao gồm các cột đá được sắp xếp giống như những viên gạch trong tòa nhà, xây trong khoảng từ năm 7900 đến 6100 trước Công nguyên. Khoảng một thiên niên kỷ sau, từ năm 6000 đến 5500 trước Công nguyên, một thợ xây đến Gunung Padang và xây dựng Đơn vị 2. Thợ xây cuối cùng đã đến đây vào khoảng năm 2000 đến 1100 trước Công nguyên và xây dựng đơn vị 1.
Bề mặt của Gunung Padang được bao phủ bởi những tảng cự thạch. (Ảnh: Archaeological Prospection)
Điều thú vị là nhóm nghiên cứu còn tìm thấy bằng chứng về các phòng chứa hoặc hốc ẩn bên trong công trình, một số dài tới 15 mét với trần cao 10 mét. Những chi tiết này sẽ được khám phá rõ hơn trong các cuộc khảo sát thực địa tương lai. Đáng chú ý, địa điểm này có dấu hiệu bị chôn giấu nhiều lần nhằm mục đích bảo tồn.
Ghi nhận khả năng xây dựng của những người thời đồ đá cũ ở Gunung Padang, các nhà nghiên cứu kết luận rằng bằng chứng tại Gunung Padang cho thấy các phương pháp xây dựng tiên tiến đã xuất hiện ngay cả trước khi nền nông nghiệp ra đời khoảng 11.000 năm trước.
- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ