Khám phá

Phát hiện kỳ lạ nhất thế giới: Rùa biển tự phát sáng

Các thợ lặn đã phát hiện một con rùa đồi mồi tỏa sáng lung linh, vô cùng hiếm gặp đang bơi ở ngoài khơi quần đảo Solomon, trong vùng biển Nam Thái Bình Dương. Đây là trường hợp bò sát đầu tiên trên thế giới được ghi nhận có khả năng phát huỳnh quang sinh học tự nhiên từ trước tới nay.

Loài động vật ở sâu nhất trong lòng đất / Phát hiện động vật cổ xưa nhất Trái Đất

Nhà sinh vật học Mỹ David Gruber đã phát hiện ra con rùa đồi mồi kỳ lạ trên khi đang thực hiện một chuyến lặn ban đêm, với hy vọng quay được hình ảnh về cá mập phát huỳnh quang sinh học và các dải san hô. Ông Gruber mô tả, con rùa trông giống như "một đĩa bay đang lướt đi" dưới đáy biển.

Trong đoạn video phát độc quyền trên kênh National Geographic, con rùa đồi mồi hiếm gặp đang phát tỏa huỳnh quang màu xanh lục và đỏ. Dẫu vậy, một số chuyên gia cho rằng, huỳnh quang màu đỏ có thể bắt nguồn từ tảo phát triển trên mai rùa.

Các thợ lặn đã phát hiện một con rùa đồi mồi tỏa sáng lung linh, vô cùng hiếm gặp đang bơi ở ngoài khơi quần đảo Solomon

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ tại sao con rùa biển nói trên lại có khả năng phát huỳnh quang kỳ lạ như vậy.

Alexander Gaos, giám đốc chương trình Sáng kiến bảo vệ rùa đồi mồi Đông Thái Bình Dương, cho biết: "Khả năng phát quang sinh học thường được sử dụng để tìm kiếm và thu hút con mồi hoặc nhằm tự vệ hay phục vụ một dạng giao tiếp nào đó. Nó cũng có thể được dùng để hấp dẫn bạn tình".

Ông Gaos nói thêm rằng, hiện có thể khó nghiên cứu hiện tượng phát quang sinh học ở rùa đồi mồi, vì trên thế giới chỉ còn rất ít cá thể thuộc loài này. Thống kê cho thấy, số lượng rùa đồi mồi đã sụt giảm gần 90% trên toàn thế giới trong những thập niên gần đây.

Theo các chuyên gia, hiện tượng phát huỳnh quang sinh học (biofluorescence) xảy ra khi một sinh vật hấp thụ ánh sáng, chuyển biến và tái phát tỏa nó dưới dạng một màu sắc khác. Hiện tượng này không nên bị nhầm lẫn với khả năng phát quang sinh học (bioluminescence) đã được ghi nhận ở tảo và sứa, vốn xảy ra khi bản thân các động vật đã là nguồn sáng.

 

Trong trường hợp phát huỳnh quang sinh học, các phân tử huỳnh quang chuyên biệt trong da của sinh vật chịu sự kích thích của ánh sáng năng lượng cao, chẳng hạn như ánh sáng xanh dương. Chúng sau đó để mất một phần năng lượng ánh sáng này và giải phóng phần còn lại ở bước sóng năng lượng thấp hơn, chẳng hạn như ánh sáng xanh lục đã quan sát được ở rùa đồi mồi.

Dạng ánh sáng khác thường này chỉ có thể được sản sinh và được con người nhìn thấy, khi sinh vật bị một nguồn sáng bên ngoài, chẳng hạn như bóng đèn, rọi chiếu.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm