Khám phá

Phát hiện loài chim đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Các nhà khoa học vừa phát hiện loài chim tưởng chừng đã tuyệt chủng có tên gà nước cổ trắng bất ngờ xuất hiện trở lại.

Loài tôm lạ sống trong sa mạc: Cổ nhất hành tinh, 50 năm không có nước mà trứng vẫn nở tốt / Loài khủng long tí hon với đôi cánh giống như loài dơi hiện đại

Đảo san hô Aldabra ở Ấn Độ Dương từng là nơi sinh sống của hàng trăm loài, bao gồm cả rùa khổng lồ Aldabra. Nhưng 136.000 năm trước, một trận lụt lớn đã nhấn chìm các hòn đảo, phá hủy tất cả sự sống, bao gồm cả loài gà nước cổ trắng. Tuy nhiên, loài chim này đã bất ngờ tái sinh. Nó hiện là loài chim không bay cuối cùng còn sót lại ở Ấn Độ Dương.

Phát hiện loài chim đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết - 1
Hình ảnh của loài gà nước cổ trắng.

Nguyên nhân của hiện tượng kỳ quái này là một quá trình tự nhiên rất hiếm gọi là tiến hóa lặp lại. Hàng ngàn năm trước, gà nước cổ trắng Madagascan (Dryolimnas cuvieri) đã di cư đến Mauritius, Reunion và các đảo đá vôi của đảo san hô Aldabra. Ở đó, khi không có động vật săn mồi, chúng mất khả năng bay, tạo thành một phân loài mới được gọi là gà nước cổ trắng Aldabran (Dryolimnas cuvieri aldabranus).

Sau đó, 136.000 năm trước, sự kiện ngập lụt lớn đã quét sạch chúng khỏi đảo san hô. Do không có cánh nên chúng không có cách nào để trốn thoát. Nhưng 100.000 năm trước, kỷ Băng hà đã khiến mực nước biển giảm xuống, khiến Aldabra có thể ở lại được một lần nữa. Vì vậy, những con gà nước cổ trắng đã bay từ Madagascar để tìm nơi trú ngụ mới trên đảo san hô, nơi mà không có động vật săn mồi, chúng lại mất khả năng bay một lần nữa.

Về cơ bản, gà nước cổ trắng Madagascan đã tìm cách tạo ra hai phân loài không bay khác nhau chỉ trong vài nghìn năm. Điều đó khá bất thường. Các nhà khoa học từ Đại học Portsmouth và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh đã đi đến kết luận này sau khi phân tích hóa thạch của loài gà nước cổ trắng từ cả trước và sau sự kiện ngập lụt.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một con kỳ nhông và nhiều con thằn lằn cũng đã tái tổ hợp đảo san hô, nhưng hầu hết các loài này sau đó đã bị tuyệt chủng có thể là do sự xuất hiện của chuột đen xâm lấn.

Nghiên cứu mới không chỉ đánh dấu lần đầu tiên tiến hóa lặp được xác nhận mà còn cung cấp một trong những ví dụ điển hình nhất về hiện tượng này ở loài chim nói chung.

 

"Những hóa thạch độc đáo này cung cấp bằng chứng không thể chối cãi rằng một thành viên của gia đình gà nước cổ trắng đã xâm chiếm đảo san hô, rất có thể là từ Madagascar”, ông Julian Hume, nhà nghiên cứu chính của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên nhấn mạnh.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm