Phát hiện loài chuột chù voi tí hon sau 50 năm biến mất
Các nhà khoa học đã tìm thấy các cá thể chuột chù voi Somalia tí hon ở Djibouti sau hơn 50 năm loài này được cho là đã biến mất.
Ấn tượng với những bức ảnh độc đáo được chụp từ trên cao / Những câu chuyện ly kỳ về 8 hòn đảo bí ẩn nhất thế giới
Các nhà khoa học đã tìm thấy loài chuột chù voi tí hon Somali ở vùng Sừng châu Phi sau hơn 50 năm biến mất. Lần cuối cùng các nhà khoa học quan sát thấy loài này là vào năm 1968.
Chuột chù voi Somalia chỉ kết đôi với một con vật khác giống trong cuộc đời. Loài này có thể chạy với tốc độ 30 km/h, ăn kiến bằng chiếc mũi dài như chiếc vòi của mình. Chuột chù voi Somalia có một túm lông ở đuôi, giúp phân biệt chúng với các loài chuột chù voi khác.
Chuột chù voi Somalia. Ảnh: Global Wildlife.
Được người dân địa phương thông báo, các nhà khoa học đã đi tới Djibouti để tìm kiếm loài động vật từng được cho là đã hoàn toàn biến mất. Dựa vào các kiến thức đã được biết tới về loài chuột chù voi, các nhà khoa học đã đặt bẫy ở những vị trí tiềm năng, sử dụng mồi là bơ đậu phộng, bột yến mạch và nấm men.
Ngay từ những chiếc bẫy đầu tiên ở khu vực có địa hình khô, các nhà khoa học đã tìm thấy một con chuột chù voi Somalia, với đặc điểm nhận dạng là chùm lông đuôi, giúp phân biệt chúng với các loài chuột chù voi khác.
"Điều này thật tuyệt vời. Khi mở chiếc bẫy đầu tiên và nhìn thấy chùm lông nhỏ trên đuôi của nó, chúng tôi chỉ nhìn nhau và không dám tin vào mắt mình. Nhiều cuộc tìm kiếm đã được tiến hành ở Djibouti từ năm 1970 nhưng không tìm thấy loài chuột chù voi Somalia", Steven Heritage, nhà khoa học từ Đại học Duke, Mỹ, cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã đặt hơn 1.000 bẫy ở nhiều địa điểm khác nhau, và tìm thấy tổng cộng 12 cá thể chuột chù voi Somalia. Phân tích ADN cho thấy loài chuột chù voi Somalia có họ hàng gần nhất với các loài chuột chù voi ở Morocco và Nam Phi.
Phát hiện mới này cho thấy loài chuột chù voi có lãnh thổ sống chỉ khoảng sân sau của một ngôi nhà, bằng cách nào đó, đã di chuyển qua quãng đường rất lớn, để có sự hiện diện ở Djibouti, Morocco và Nam Phi. Điều này đồng thời đặt ra câu hỏi mới về tiến hóa cho các nhà khoa học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Cột tin quảng cáo